"Bài giảng Dược lý học - Bài 28: Thuốc điều chỉnh rối loạn hô hấp" với các nội dung cơ chế tác dụng của thuốc long đờm, thuốc chữa ho, thuốc chữa hen, thuốc dùng trong hô hấp. | Bài 28 THUỐC ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN HÔ HẤP MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng 1. Phân biệt được cơ chế tác dụng của thuốc long đờm thuốc chữa ho thuốc chữa hen thuốc dùng trong hô hấp. 2. Trình bày được tác dụng tác dụng không mong muốn và áp dụng điều trị của - N-acetylcystein bromhexin - Codein dextromethorphan - Thuốc cường δ2 adrenergic thuốc huỷ phó giao cảm ipratropium theophylin. - Glucocorticoid trong điều trị hen - Cafein và nikethamid 3. Nêu được cách sử dụng thuốc trong điều trị hen 1. THUỐC LÀM THAY ĐỔI BÀI TIẾT DỊCH KHÍ - PHẾ QUẢN Dịch khí- phế quản được bài tiết - Từ các tế bào niêm mạc các tế bào hình đài tiết dịch nhày do có nhiều mucoprotein và mucopolysaccharid và các tế bào thanh dịch tiết dịch lỏng độ quánh thấp. - Từ các tuyến tiết dưới niêm mạc là tuyến hỗn hợp tiết nước hoặc dịch nhày. Acetylcholin và các thuốc cường phó giao cảm làm tăng bài tiết dịch khí - phế quản. Dịch khí- phế quản là chất làm dịu tự nhiên của niêm mạc đường hô hấp. Dịch nhày có tác dụng bám dính các hạt bụi vi khuẩn sau đó nhờ hệ thống lông mao đẩy chúng ra ngoài. . Thuốc làm giảm tiết dịch Thuốc huỷ phó giao cảm hoặc thuốc kháng histamin H 1. Thực tế ít dùng vì có thể làm chất tiết đặc quánh khó tống ra ngoài dễ gây xẹp phế nang. . Thuốc làm long đờm . Thuốc làm tăng dịch tiết Là thuốc làm tăng bài tiết dịch ở đư ờng hô hấp bảo vệ niêm mạc chống lại các tác nhân kích thích và khi làm tan được những tác nhân đó sẽ cho phép loại trừ chúng dễ dàng. Có 2 cơ chế tác dụng . Kích thích các receptor từ niêm mạc dạ dày để gây phản xạ phó giao cảm làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp nhưng liều có tác dụng thường làm đau dạ dày và có thể gây nôn. Một số thuốc thường dùng là - Natri iodid và kali iodid uống 1 - 2g ngày. Dùng kéo dài làm tích luỹ iod. Không dùng cho phụ nữ có thai trẻ em người bị bướu giáp. - Natri benzoat uống 1 - 4 g ngày. Dùng kéo dài làm tích luỹ Na . - Amoni acetat 0 5 - 1g ngày. Không dùng ở người suy gan hoặc .