Dấu ấn của quan niệm “Tam vị nhất thể” trong sử thi Mahabharata

Bài báo đề cập đến quan niệm “Tam vị nhất thể” trong tôn giáo và văn hóa Ấn Độ đã chi phối nguyên tắc tổ chức hành động của nhân vật anh hùng trong sử thi Mahabharata. Nếu “Tam vị nhất thể” nhằm biểu lộ ba chức năng của cùng một nguyên lý sáng tạo vũ trụ thì ba anh hùng Bhima, Arjuna và Yudhisthira cũng nhằm một ý nghĩa tương tự. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science 2013 Vol. 58 No. 2 pp. 72-77 This paper is available online at http DẤU ẤN CỦA QUAN NIỆM TAM VỊ NHẤT THỂ TRONG SỬ THI MAHABHARATA Nguyễn Thị Tuyết Thu Khoa Kiến thức Giáo dục Đại cương Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tóm tắt. Bài báo đề cập đến quan niệm Tam vị nhất thể trong tôn giáo và văn hóa Ấn Độ đã chi phối nguyên tắc tổ chức hành động của nhân vật anh hùng trong sử thi Mahabharata. Nếu Tam vị nhất thể nhằm biểu lộ ba chức năng của cùng một nguyên lý sáng tạo vũ trụ thì ba anh hùng Bhima Arjuna và Yudhisthira cũng nhằm một ý nghĩa tương tự. Bhima tiêu biểu cho sức mạnh thể chất Arjuna tiêu biểu cho trí tuệ và tài năng còn Yudhisthira tiêu biểu cho trí tuệ và đạo đức. Phải nhìn chúng trong mối quan hệ tổng thể mới thấy được khuôn mẫu anh hùng mà Mahabharata muốn tạc dựng. Từ khóa Tam vị nhất thể sử thi Mahabharata bảo vệ sáng tạo hủy diệt. 1. Mở đầu Thế giới quan của người Ấn Độ nói riêng và người phương Đông nói chung không quen chia cắt sự vật theo lối phân tích mà nhìn nhận nó trong mối tương quan với nhau. Người Ấn Độ đặc biệt chú trọng mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Con người thích ứng hoà đồng cùng vũ trụ. Mỗi cá nhân là một biểu hiện của vũ trụ con người là một mảnh của tự nhiên. Đặt vấn đề Nguyên tắc tổ chức hành động nhân vật anh hùng trong Mahabharata mang dấu ấn của quan niệm tam vị nhất thể là xuất phát từ quan niệm trên. Trong văn hoá Ấn Độ biểu tượng tam vị nhất thể là bộ ba thần tượng của Hindu giáo. Tam vị nhất thể là những biểu hiện khác nhau của cùng một bản thể thống nhất ba chức năng của một nguyên lý sáng tạo vũ trụ thường được thể hiện bằng một đầu người có ba bộ mặt tạo thành một chu trình khép kín bất tận. Quan niệm đó chi phối tư duy nghệ thuật của Mahabharata khá sâu đậm. Trong Mahabharata mỗi cá nhân anh hùng chỉ tiêu biểu xuất sắc về một phương diện tương ứng một loại hành động đặc tả phẩm chất riêng. Trong khi Iliad mỗi cá nhân anh hùng thực Ngày nhận bài 21 10 .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU XEM NHIỀU
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.