Bài báo phân tích, đánh giá hàm lượng Pb và As trong 32 mẫu rau (16 mẫu rau cải và 16 mẫu rau muống) ở xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa lò graphite (GF-AAS) xác định Pb và As có giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) thấp, độ đúng và độ lặp lại tốt. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2013 Vol. 58 No. 3 pp. 42-49 This paper is available online at http PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG CHÌ VÀ ASEN TRONG MỘT SỐ LOẠI RAU TRỒNG Ở HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH Nguyễn Đức Vượng1 Nguyễn Đình Luyện2 Bạch Ngọc Chính3 1 Trường Đại học Quảng Bình 2 Trường Đại học Sư phạm Huế Trường Đại học Huế 3 Trường THPT Chuyên Quảng Bình Tóm tắt. Bài báo phân tích đánh giá hàm lượng Pb và As trong 32 mẫu rau 16 mẫu rau cải và 16 mẫu rau muống ở xã Đồng Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa lò graphite GF-AAS xác định Pb và As có giới hạn phát hiện LOD giới hạn định lượng LOQ thấp độ đúng và độ lặp lại tốt. Hàm lượng trung bình của Pb và As trong rau muống cao hơn trong rau cải. Hàm lượng Pb và As được đánh giá và so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam theo thời gian và vị trí lấy mẫu. Từ khóa Đánh giá hàm lượng Pb As rau muống rau cải phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa. 1. Mở đầu Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên được thiên nhiên ưu đãi thuận lợi cho nhiều loại thực vật phát triển trong đó có các loại rau. Rau là nguồn cung cấp các loại vitamin phong phú rẻ tiền vì thế không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của người dân. Rau có tác dụng làm cho hoạt động sinh lí của cơ thể tiến hành được bình thường điều hòa. Nếu thiếu rau sẽ làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh nhiều bệnh tật. Hơn thế nữa rau là nguồn cung cấp các axit hữu cơ các hợp chất thơm chất xơ các chất vi lượng và cung cấp năng lượng cho cơ thể 1 2 . Hiện nay nhu cầu tiêu thụ rau xanh ngày càng tăng vì lợi nhuận nên nhiều người trồng rau đã sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật phân bón hoá học và sử dụng nước ô nhiễm để tưới rau. Điều này đã làm cho một số độc tố như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật một số kim loại nặng có độc tính cao Pb As Cd. . . tích lũy vào trong rau ảnh hưởng đến chất lượng rau sạch gây hậu quả nghiêm .