Tài liệu hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý cho bài văn và hoàn thành bài văn phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua Ai đã đặt tên cho dòng sông một cách thành thạo hơn. | Văn mẫu lớp 12 Vẻ đẹp của sông Hương qua Ai đã đặt tên cho dòng sông Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương I. Mở bài Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút kí tiêu biểu của VHVN hiện đại. Với thể loại kí Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trên từng trang văn vốn kiến thức uyên bác và cách viết tài hoa. Ai đã đặt tên cho dòng sông là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương thiên nhiên và con người xứ Huế với những trang văn vừa giàu chất trí tuệ vừa giàu chất thơ nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú . II. Thân bài 1. Khái quát Ai đã đặt tên cho dòng sông rút từ tập bút kí cùng tên được xuất bản năm 1984. Tập bút kí gồm tám bài viết về nhiều đề tài. Có những bài đậm chất sử thi với cảm hứng anh hùng ca ngợi đất nước con người VN. Có những bài thiên về miêu tả thiên nhiên qua đó nhà văn bộc lộ lòng gắn bó với quê hương đất nước và niềm tự hào về truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc. Đặc biệt là những bài viết về Huế. Trong số những bút kí đó Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài kí độc đáo về sông Hương. Dòng sông khơi gợi cảm hứng cho thơ ca nhạc họa đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận từ nhiều góc nhìn đặc biệt là góc nhìn tâm linh mang những nét riêng của văn hóa Phú Xuân . 2. Phân tích Tổng hợp a. Chất trí tuệ của một cái tôi uyên bác Viết về sông Hương Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện một sự hiểu biết sâu rộng về mọi mặt văn hóa lịch sử địa lí văn học nghệ thuật Nhà văn đã cung cấp cho người đọc một lượng thông tin đa dạng để hiểu sâu hơn về dòng sông Hương và thiên nhiên con người Huế. Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lí Hành trình của dòng sông với câu hỏi gợi tìm Ai đã đặt tên cho dòng sông bằng những bước chân rong ruổi Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm về cội nguồn và dòng chảy của sông Hương Ở thượng nguồn sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ chảy rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn phóng khoáng và man dại Ra khỏi đại ngàn sông .