Quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo trung, hiếu

Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) là nhà tư tưởng lớn, nhà hoạt động chính trị, giáo dục có cống hiến nổi bật trong lịch sử dân tộc ta cuối thế kỷ XVIII. Ở Ngô Thì Nhậm có sự kết hợp nhuần nhuyễn con người hành động và con người suy tư triết học. Ông chủ trương giáo dục đạo làm người theo các chuẩn mực của Nho giáo, tập trung vào các phẩm chất: “Trung” và “hiếu”. Bài viết tập trung luận giải quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo trung hiếu. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2012 Vol. 57 No. 6 pp. 111-120 QUAN NIỆM CỦA NGÔ THÌ NHẬM VỀ ĐẠO TRUNG HIẾU Nguyễn Bá Cường Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail cuongnb@ Tóm tắt. Ngô Thì Nhậm 1746 - 1803 là nhà tư tưởng lớn nhà hoạt động chính trị giáo dục có cống hiến nổi bật trong lịch sử dân tộc ta cuối thế kỷ XVIII. Ở Ngô Thì Nhậm có sự kết hợp nhuần nhuyễn con người hành động và con người suy tư triết học. Ông chủ trương giáo dục đạo làm người theo các chuẩn mực của Nho giáo tập trung vào các phẩm chất trung và hiếu . Bài viết tập trung luận giải quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo trung hiếu. Từ khóa Ngô Thì Nhậm đạo trung hiếu quan niệm phẩm chất đạo đức. 1. Mở đầu Trung hiếu là những phẩm chất đạo đức đặc biệt quan trọng của con người theo mẫu hình Nho giáo. Ngô Thì Nhậm 1746 - 1803 là nhà Nho tiêu biểu trong lịch sử dân tộc. Do những điều kiện chính trị văn hóa tư tưởng của thời đại cùng với trình độ học vấn uyên bác năng lực hoạt động thực tiễn sôi nổi của mình mà tư duy lý luận của ông trở nên sắc bén hơn so với các nhà Nho trước đó và đương thời. Cho đến nay trong học giới vẫn còn có những ý kiến chưa thống nhất về con người và sự nghiệp chính trị của ông. Bởi vậy bài viết tập trung luận giải quan niệm về đạo trung hiếu để qua đó góp phần làm rõ hơn con người và sự nghiệp chính trị đó. 2. Nội dung nghiên cứu . Quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo trung Trung là phạm trù luân lý của Nho gia dùng để chỉ thái độ chân thành trung thực có trách nhiệm hết lòng hết sức trong việc đối xử với mọi người. Hàm nghĩa chính trị của trung là chuẩn mực đạo đức của bề tôi đối với vua tức mọi suy nghĩ mọi lời nói mọi chức vị mọi sức lực đối với bề trên đều thành thực không giả dối. Trong lịch sử phát triển của Nho giáo chữ trung gắn liền với sự xác lập chế độ phong kiến. Ở Nho giáo Khổng - Mạnh thời Tiên Tần trung cũng có tính chất hai chiều tức là giữa nhà vua hoặc bề trên và bề tôi có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. Khổng Tử khẳng định Quân sử thần .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.