Trong cảnh huống xã hội – ngôn ngữ và Hán học Việt Nam từ những năm cuối thế kỉ XVIII đến khoa thi Nho học cuối cùng được tổ chức vào năm Kỷ Mùi (1919), sự ra đời của các bộ sách dạy chữ Hán thông qua chữ Nôm mà chúng ta vẫn quen gọi là những bộ từ điển song ngữ Hán – Nôm đã cho thấy sự thay đổi về nhận thức của các nhà Ngữ văn học đối với Hán học nói chung và cách ứng xử của các nhà Nho với chữ Hán nói riêng | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012 Vol. 57 No. 10 pp. 115-126 LOẠI THƯ SONG NGỮ HÁN NÔM - SỰ BÙ ĐẮP TRI THỨC CHO HÁN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XIX Hà Đăng Việt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail ha_dang_viet@ Tóm tắt. Trong cảnh huống xã hội ngôn ngữ và Hán học Việt Nam từ những năm cuối thế kỉ XVIII đến khoa thi Nho học cuối cùng được tổ chức vào năm Kỷ Mùi 1919 sự ra đời của các bộ sách dạy chữ Hán thông qua chữ Nôm mà chúng ta vẫn quen gọi là những bộ từ điển song ngữ Hán Nôm đã cho thấy sự thay đổi về nhận thức của các nhà Ngữ văn học đối với Hán học nói chung và cách ứng xử của các nhà Nho với chữ Hán nói riêng. Hướng đến những minh chứng cho nhận định đó bài viết này của chúng tôi đề cập đến các bộ sách loại thư này từ góc nhìn xem chúng như là một sự bổ cứu cho các tri thức Hán học Việt Nam thế kỉ XIX. Từ khóa Loại thư song ngữ Hán Nôm Hán học. 1. Mở đầu Thế kỉ XIX ở Việt Nam xuất hiện nhiều sách thường được coi là những bộ tự điển song ngữ Hán Nôm như Nhật dụng thường đàm Nam phương danh vật bị khảo Đại Nam quốc ngữ Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca. . . Do được coi là các bộ tự điển Hán Nôm nên chúng chủ yếu được khai thác từ góc nhìn của văn tự học chữ Nôm. Không phủ nhận tính chất song ngữ của các bộ này nhưng cần phải nhấn mạnh rằng mục đích chính cho việc biên soạn sách là để cập nhật và phổ biến những tri thức Hán học theo môn loại trong khuôn khổ cái học tam tài đa thức cách trí trong đó chứa đựng nhiều tri thức đương thời và bản địa. . . Chúng nên được xem là những bộ loại thư song ngữ Hán Nôm. 2. Nội dung nghiên cứu . Cảnh huống xã hội - ngôn ngữ và Hán học Việt Nam thế kỉ XIX Trong thời phong kiến tự chủ thế kỉ X - XIX cảnh huống xã hội ngôn ngữ Việt Nam luôn tồn tại trạng thái song ngữ Hán - Việt bất bình đẳng. Văn ngôn chữ Hán Hán văn có địa vị thượng đẳng được sử dụng trong các chức năng có tính quyền uy và học thuật như ngôn ngữ viết của mọi hoạt động có tính tổ chức triều nghi chế độ quản lí hành 115 Hà Đăng Việt chính nhà nước .