Với nguyên tắc phi trung tâm điểm nhìn, Những người đi thu tiền không chỉ là một minh chứng rõ ràng cho sự biến hoá và lắp ghép các điểm nhìn mang tính trò chơi trong sáng tạo nghệ thuật mà từ đó còn đề xuất một hiện tồn của thời đại hậu công nghiệp: Nạn thất nghiệp đang trở thành nguy cơ đẩy con người rơi vào bi kịch cùng những bài học trải nghiệm từ những mảnh ghép khác nhau của các cuộc đời. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science 2013 Vol. 58 No. 1 pp. 148-156 This paper is available online at http PHI TRUNG TÂM ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN NGẮN NHỮNG NGƯỜI ĐI THU TIỀN CỦA RAYMOND CARVER Nguyễn Thị Hạnh Khoa Khoa học Xã hội Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Raymond Carver 1939 - 1988 là nhà văn đại diện cho khuynh hướng cực hạn trong văn chương hậu hiện đại. Những người đi thu tiền là một trong số các truyện ngắn tiêu biểu của ông khiến cho độc giả đau đầu khi tiếp cận và giải mã. Với nguyên tắc phi trung tâm điểm nhìn Những người đi thu tiền không chỉ là một minh chứng rõ ràng cho sự biến hoá và lắp ghép các điểm nhìn mang tính trò chơi trong sáng tạo nghệ thuật mà từ đó còn đề xuất một hiện tồn của thời đại hậu công nghiệp nạn thất nghiệp đang trở thành nguy cơ đẩy con người rơi vào bi kịch cùng những bài học trải nghiệm từ những mảnh ghép khác nhau của các cuộc đời. Từ khóa Raymond Carver điểm nhìn phi trung tâm truyện ngắn đa trị. 1. Mở đầu Là nhà văn Mỹ đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng cực hạn trong văn chương hậu hiện đại Raymond Carver 1939 -1988 được xem là người đã thổi một luồng gió mới vào thế giới truyện ngắn Mỹ và những truyện ngắn của ông trở thành kinh điển mẫu mực cho thời đại chúng ta Philadelphia Inqquirer . Những người đi thu tiền là truyện ngắn thứ 11 trong số 22 truyện ngắn của Raymond Carver được tập hợp trong tập Em làm ơn im đi được không 3 . Trong truyện này bên cạnh điểm nhìn của người kể Raymond Carver sử dụng điểm nhìn trực tiếp thông qua ngôi thứ nhất xưng tôi nhưng câu chuyện được kể về bản thân chiếm dung lượng chỉ gần 50 bên cạnh câu chuyện về hắn chiếm tới hơn 50 tổng dung lượng câu chuyện. Do đó người đọc có cảm giác điểm nhìn của nhân vật hắn lấn dần sang vai trò của ngôi kể tôi bởi ma lực của sự thôi miên từ hắn hay một nguyên do nào đó khiến tôi bị tê liệt cảm giác trở thành người im lặng để lắng nghe và xem hắn diễn . Và như thế sự tồn tại song hành của hai điểm nhìn về hiện thực trở nên