Bài toán nhận thức được coi là hạt nhân của dạy học nêu vấn đề - ơritxtic, tuy nhiên BTNT cũng được sử dụng trong các phương pháp dạy học khác như, các phương pháp dạy học trực quan, các phương pháp thực hành thực nghiệm, các phương pháp dùng lời, . khi BTNT được sử dụng trong các phương pháp này thì nó sẽ hoạt hoá các phương pháp đó hay nó sẽ làm cho các phương pháp đó tích cực hơn, hiệu quả hơn. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2013 Vol. 58 No. 8 pp. 94-102 This paper is available online at http SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TOÁN NHẬN THỨC PHẦN HOÁ HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO TRONG DẠY HỌC ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Đặng Thị Oanh1 Trần Ngọc Huy2 1 Khoa Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức BTNT trong dạy học hoá học là một giải pháp quan trọng để phát huy tính cực chủ động sáng tạo của học sinh là một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Chúng tôi đã nghiên cứu cách sử dụng BTNT trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề để phát triển năng lực học sinh và đã tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Phạm Hồng Thái Hà Nội. Kết quả thu được là tích cực hoàn thành tốt mục tiêu đề ra góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hoá học ở trường THPT. Từ khóa Bài toán nhận thức hóa hữu cơ lớp 11 dạy học đặt và giải quyết vấn đề. 1. Mở đầu . Một số vấn đề về lí luận về cách sử dụng BTNT trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề Bản chất của dạy học đặt và giải quyết có vấn đề là giáo viên đặt ra trước HS các vấn đề của khoa học các bài toán nhận thức và mở ra cho các em những con đường giải quyết các vấn đề đó Việc điều kiển quá trình tiếp thu kiến thức của HS ở đây được thực hiện theo hướng tạo ra một hệ thống những tình huống có vấn đề những điều kiện bảo đảm việc giải quyết những tình huống đó và những chỉ dẫn cụ thể cho HS trong quá trình giải quyết các vấn đề. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề có ba đặc trưng - GV đặt ra trước HS một loạt những bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết nhưng chúng được cấu trúc lại một cách sư phạm gọi là bài toán nêu vấn đề - ơrixtic. - Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn của BTNT như mâu thuẫn nội tâm của mình và được đặt vào tình huống có vấn đề tức là trạng thái có nhu cầu bên trong muốn giải quyết bằng được bài toán đó. Ngày nhận bài 15 12 2012. Ngày nhận đăng 25 7 2013. Liên hệ Đặng Thị .