Các nhà phê bình nửa đầu thế kỉ XX bàn về văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn con người cá nhân

Bài viết này trình bày một vấn đề mà chúng tôi cho là hết sức quan trọng: đó là vấn đề có hay không con người cá nhân trong văn học trung đại. Từ những ý kiến của giới phê bình Tây học hồi đầu thế kỉ XX, chúng tôi sẽ cố gắng rút ra những luận điểm và nhất là rút ra phương pháp biện luận vấn đề về con người cá nhân hay con người cộng đồng phi cá nhân của văn học trung đại. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science 2013 Vol. 58 No. 2 pp. 21-26 This paper is available online at http CÁC NHÀ PHÊ BÌNH NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX BÀN VỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN CON NGƯỜI CÁ NHÂN Phạm Thị Hồng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Bài viết này trình bày một vấn đề mà chúng tôi cho là hết sức quan trọng đó là vấn đề có hay không con người cá nhân trong văn học trung đại. Từ những ý kiến của giới phê bình Tây học hồi đầu thế kỉ XX chúng tôi sẽ cố gắng rút ra những luận điểm và nhất là rút ra phương pháp biện luận vấn đề về con người cá nhân hay con người cộng đồng phi cá nhân của văn học trung đại. Từ khóa con người cá nhân đặc trưng trung đại phê bình nghiên cứu . 1. Mở đầu Nghiên cứu các đặc điểm của văn học trung đại là một trong những nội dung quan trọng của nghiên cứu văn học trung đại nói riêng văn học Việt Nam nói chung. Ngay từ thập kỷ đầu tiên của nửa đầu thế kỉ XX đã có những phát hiện khám phá nổi bật của giới phê bình khi họ viết về văn học trung đại đó là văn học trung đại không có sự tồn tại của con người cá nhân như văn học phương Tây văn học trung đại không theo đuổi mô hình tư duy tả chân tức mô phỏng sao chép phản ánh hiện thực văn học trung đại có những đặc điểm thi pháp riêng về sử dụng ngôn từ hình ảnh về kết cấu tác phẩm và câu văn. . . Các nhận xét đó thực sự nêu lên vấn đề đòi hỏi giới nghiên cứu hiện đại phải đối thoại lại. Trong giới hạn của bài viết chúng tôi chỉ xin đề cập tới vấn đề có hay không con người cá nhân trong văn học trung đại thông qua lăng kính của giới phê bình Tây học. Các ý kiến về vấn đề con người cá nhân hay phi cá nhân được nói đến ở đây không phải là của các nhà phê bình văn học những người đương thời của giai đoạn văn học 1900-1945. Chúng phản ánh quan điểm văn hóa và thẩm mĩ của những người sống và trưởng thành trong không gian văn hóa chính trị thuộc địa một không gian văn hóa chính trị đặc thù mà rồi đây chúng ta vẫn phải tiếp tục tìm hiểu sâu sắc hơn. Ngày nhận bài

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    63    2    28-04-2024
170    221    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.