Kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986-2011)

Trong thời kỳ đổi mới kinh tế đối ngoại là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế nước ta. Kinh tế đối ngoại không ngừng phát triển về tốc độ tăng trưởng, về quy mô và cơ cấu, về mối quan hệ quốc tế. Kinh tế đối ngoại có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của đất nước về mọi mặt trong đó đặc biệt là đóng góp về mặt kinh tế. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science 2013 Vol. 58 No. 2 pp. 87-93 This paper is available online at http KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1986-2011 Vũ Thị Hòa Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong thời kỳ đổi mới kinh tế đối ngoại là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế nước ta. Kinh tế đối ngoại không ngừng phát triển về tốc độ tăng trưởng về quy mô và cơ cấu về mối quan hệ quốc tế. Kinh tế đối ngoại có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của đất nước về mọi mặt trong đó đặc biệt là đóng góp về mặt kinh tế. Kinh tế đối ngoại đã đóng góp phần lớn trong GDP kích thích các ngành kinh tế khác phát triển khơi dậy những tiềm năng kinh tế và làm hiện thực hóa lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Kinh tế đối ngoại thực sự là một đầu tầu kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Từ khóa Kinh tế đối ngoại Việt Nam thời kì đổi mới tốc độ tăng trưởng. 1. Mở đầu Trong thời kì toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực kinh tế vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Chính vì vậy mở rộng quan hệ và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế một trào lưu của thế giới lôi cuốn tất cả các nước phát triển đang phát triển chậm phát triển tham gia. Việt Nam tham gia vào quá trình này từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX và đã gặt hái được không ít thành công trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại. 2. Nội dung nghiên cứu . Giai đoạn 1986-1990 Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX tình hình thế giới có nhiều biến chuyển xuất hiện xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ đã tác động đến mọi quốc gia dù muốn hay không muốn. Toàn cầu hóa buộc các nước phải có sự thay đổi điều chỉnh cải cách cải tổ đổi mới nền kinh tế của mình đồng thời về đối ngoại cải thiện quan hệ quốc tế thúc đẩy mạnh xu hướng đa dạng hóa đa phương hóa quốc tế. Ngày nhận bài 1 10 2012.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
16    67    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.