Xét từ khía cạnh tôn giáo, khi xâm nhập Châu Á vào các thế kỷ XVI - XVII, mục đích của người Hà Lan hoàn toàn khác so với người Bồ Đào Nha. Đối với người Bồ, truyền giáo trở thành chiến lược, nằm trong mục đích nhất quán của chính quyền Bồ và Giáo hội La Mã là bành trướng thương mại và mở rộng tôn giáo. | UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES HUMANITIES AND EDUCATION 2012 ĐIỂM DỊ BIỆT TRONG MỤC ĐÍCH XÂM NHẬP CHÂU Á CỦA HÀ LAN SO VỚI BỒ ĐÀO NHA NHÌN TỪ KHÍA CẠNH TÔN GIÁO THẾ KỶ XVI - XVII Lê Thị Mai TÓM TẮT Xét từ khía cạnh tôn giáo khi xâm nhập Châu Á vào các thế kỷ XVI - XVII mục đích của người Hà Lan hoàn toàn khác so với người Bồ Đào Nha. Đối với người Bồ truyền giáo trở thành chiến lược nằm trong mục đích nhất quán của chính quyền Bồ và Giáo hội La Mã là bành trướng thương mại và mở rộng tôn giáo. Còn đối với Hà Lan họ đứng về phía chính quyền chống lại Thiên Chúa giáo giành độc quyền thương mại về thực chất đó là một bộ phận của cuộc đấu tranh chống liên quân Bồ Đào Nha - Tây Ban Nha giành độc lập. 1. Đặt vấn đề Sau các cuộc phát kiến địa lí ở thế kỷ XV - XVI trung tâm thương mại thế giới đã di chuyển từ vùng Địa Trung Hải sang ven bờ Đại Tây Dương. Hệ thống mậu dịch hàng hải được hình thành xuyên đại dương và nối liền các lục địa. Trước sau hai thế kỷ thế kỷ XVI - XVII hai quốc gia Bồ Đào Nha và Hà Lan đã trỗi dậy chiếm lĩnh nền thương mại quốc tế. Châu Á từ rất sớm đã được nhiều nước lớn trên thế giới quan tâm đến vì là xứ sở có nguồn hương liệu gia vị nổi tiếng giàu có về vàng bạc và vị trí chiến lược quan trọng trên trục hàng hải Đông - Tây. Đến khoảng đầu thế kỷ XVI hầu hết các quốc gia Châu Á trên bước đường suy thoái đã tạo cơ hội thuận lợi cho sự xâm nhập của các nước Phương Tây. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nhờ vai trò tiên phong trong việc khai mở con đường hàng hải sang Phương Đông và phát kiến Tân lục địa đã đạt được những thành công vượt bậc về thương mại quân sự và truyền giáo trong thế kỷ XVI. Tuy vậy vào đầu thế kỷ XVII ưu thế ấy thuộc về Hà Lan rồi Anh và Pháp. Vào nửa sau thế kỷ XVI Hà Lan là quốc gia đầu tiên xây dựng nền cộng hoà tư sản. Chính tính ưu việt và tiên phong của nền cộng hòa đã tạo cho Hà Lan khả năng huy động tất cả những lợi thế của mình để phát triển nền kinh tế nhất là ngoại thương. Với tiềm lực vượt trội vào thế kỷ XVII Hà