Nhân trắc học đường với mục đích nghiên cứu về thể lực và kiểm tra sức khỏe của học sinh là cơ sở khoa học để các nhà quản lý đề ra các chính sách, biện pháp giáo dục phù hợp. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, chỉ số hình thái và thể lực của học sinh Cơtu thuộc trường PTDTNT tỉnh Quảng Nam đạt giá trị trung bình và thấp hơn so với học sinh cùng lứa tuổi tại thành phố Đà Nẵng. | UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES HUMANITIES AND EDUCATION 2012 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI THỂ LỰC CỦA HỌC SINH ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CƠTU TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Công Thùy Trâm Trần Thị Thu Thư TÓM TẮT Nhân trắc học đường với mục đích nghiên cứu về thể lực và kiểm tra sức khỏe của học sinh là cơ sở khoa học để các nhà quản lý đề ra các chính sách biện pháp giáo dục phù hợp. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy chỉ số hình thái và thể lực của học sinh Cơtu thuộc trường PTDTNT tỉnh Quảng Nam đạt giá trị trung bình và thấp hơn so với học sinh cùng lứa tuổi tại thành phố Đà Nẵng Từ khóa hình thái thể lực dân tộc Cơ tu 1. Đặt vấn đề Hình thái thể lực là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tình trạng sức khoẻ và nó liên quan đến hiệu quả lao động học tập của con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì sự phát triển thể lực tầm vóc của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố yếu tố di truyền chế độ dinh dưỡng sự luyện tập thể dục thể thao môi trường sống Khi điều kiện sống thay đổi thì các giá trị sinh học của con người cũng biến đổi theo chính vì vậy việc nghiên cứu theo định kỳ các giá trị sinh học ở các nhóm tuổi các vùng sinh thái dân tộc khác nhau là vấn đề cần thiết. Trong đó việc nghiên cứu hình thái thể lực của học sinh trung học phổ thông với mục đích đánh giá đúng thực trạng về thể lực góp phần làm cơ sở khoa học cho các cấp chính quyền quản lý có trách nhiệm đưa ra các chính sách biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng sinh học của con người. Do đó chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực của học sinh đồng bào dân tộc Cơ Tu tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Nam 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 215 học sinh dân tộc Cơ Tu của trường PTDTNT tỉnh Quảng Nam. Tất cả các đối tượng ở trạng thái khỏe mạnh không dị tật về hình thể cũng như bệnh mãn tính cấp tính trong quá trình nghiên .