Bài viết tiến hành đánh giá nhận thức của sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp sư phạm cho phù hợp với thực tiễn giáo dục đại học. | UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES HUMANITIES AND EDUCATION 2011 ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẮNG ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP LỊCH SỬ VĂN HÓA TRỰC TIẾP TẠI BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM Lưu Trang Nguyễn Văn Sang TÓM TẮT Nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn lịch sử văn hóa là mục tiêu quan trọng trong đào tạo nhóm ngành khoa học xã hội nhân văn ở các trường đại học hiện nay. Thành phố Đà Nẵng với ưu thế có bảo tàng Điêu khắc Chăm là điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bộ môn lịch sử văn hóa đặc biệt là những tri thức có liên quan đến lịch sử văn hóa Chămpa thông qua việc sử dụng hệ thống tư liệu của bảo tàng. Để thực hiện mục tiêu đó chúng tôi tiến hành đánh giá nhận thức của sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp sư phạm cho phù hợp với thực tiễn giáo dục đại học. 1. Đặt vấn đề Đặc điểm của nhận thức lịch sử là người học không thể trực tiếp trực quan sinh động những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Cho nên sử dụng trực quan trong dạy học trong đó có bộ môn lịch sử văn hóa thực sự là một vấn đề cần thiết. Ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng các học phần lịch sử văn hóa có kiến thức liên quan đến lịch sử văn hóa Chămpa được đưa vào giảng dạy đều là những học phần khó. Vì vậy muốn giảng dạy hiệu quả giảng viên bên cạnh có kiến thức sâu sắc về lịch sử văn hóa Chămpa thì còn phải sử dụng một cách triệt để phương pháp trực quan bằng hệ thống tư liệu của bảo tàng bởi vì hiện vật bảo tàng nào cũng chứa đựng một giá trị lịch sử văn hóa nhất định 1 . Để có cơ sở đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm sử dụng có hiệu quả hệ thống tư liệu từ bảo tàng Chăm như là một phương tiện trực quan trong dạy học chúng tôi khảo sát đánh giá nhận thức của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đối với việc học tập bằng hình thức này làm cơ sở thực tiễn sư phạm quan trọng để áp dụng vào thực tế giảng dạy. .