Trong vai trò của mình, Mạc Kính Vũ đã tiếp nối đường hướng ngoại giao của các vị vua nhà Mạc trước đó trong mối quan hệ với triều đình phong kiến Trung Hoa như thế nào? Có nét gì mới trong mối quan hệ ấy không? Và liệu mối quan hệ với Minh triều, Thanh triều thời bấy giờ có ảnh hưởng gì đến sự sụp đổ của nhà Mạc nửa sau thế kỷ XVII? Đó là những vấn đề đặt ra và cũng là mối quan tâm mà chúng tôi muốn bàn đến trong bài viết này. | UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES HUMANITIES AND EDUCATION 2012 MẠC KÍNH VŨ TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC THẾ KỶ XVII MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI Nguyễn Thị Mỹ Hạnh TÓM TẮT Là vị vua thứ 4 của nhà Mạc thời hậu kỳ 1 Mạc Kính Vũ đã trở thành tâm điểm chú ý của biết bao nhà nghiên cứu xưa nay khi bàn về sự tồn vong của nhà Mạc. Trong vai trò của mình Mạc Kính Vũ đã tiếp nối đường hướng ngoại giao của các vị vua nhà Mạc trước đó trong mối quan hệ với triều đình phong kiến Trung Hoa như thế nào Có nét gì mới trong mối quan hệ ấy không Và liệu mối quan hệ với Minh triều Thanh triều thời bấy giờ có ảnh hưởng gì đến sự sụp đổ của nhà Mạc nửa sau thế kỷ XVII Đó là những vấn đề đặt ra và cũng là mối quan tâm mà chúng tôi muốn bàn đến trong bài viết này. Từ khóa Mạc Kính Vũ Trung Quốc nhà Mạc Thanh triều quan hệ. 1. Tương quan lực lượng giữa nhà Mạc và triều đình phong kiến Trung Hoa thế kỷ XVII Vào năm 1592 sau khi bị đánh bật khỏi kinh đô Thăng Long con cháu nhà Mạc đã tập hợp lại thành thế lực cát cứ chống lại triều Lê Trung Hưng suốt 85 năm trời. Điều đáng nói là chính trong bối cảnh đó có không ít người dân vẫn nương theo ngọn cờ của nhà Mạc ủng hộ nhà Mạc trong việc khôi phục củng cố thế lực. Về điều này sách Đại Việt sử ký toàn thư đã viết Từ tháng 3 năm 1593 Mạc Kính Chỉ đã thất bại nhưng ở khắp nơi con cháu dư đảng nhà Mạc nổi dậy chiếm cứ các địa phương xưng bá Chống lại họ Trịnh quyết liệt Mạc Kính Liễn lập Mạc Kính Cung ở châu Văn Lan làm người nối nghiệp họ Mạc đặt niên hiệu là Càn Thống năm thứ nhất nhiều người còn giữ hai lòng chưa quy phục hết nghe Kính Cung lập nên rủ nhau theo 2 tr 197 hay Lê Qúy Đôn trong Đại Việt thông sử cũng đã phải thừa nhận rằng Lúc này lòng người dân vùng Đông Bắc hãy còn theo ngụy tức nhà Mạc nghe tin Mạc Kính Cung lên ngôi dẫn nhau đến quy phục. Từ sông Nhị Hà trở về Bắc can qua nối tiếp dấy lên khói lửa không dứt nhóm lớn thì kết thành 30 đảng đông tới vài nghìn người nhóm nhỏ cũng thành 10 toán 7 8000 người Quân giặc tới đâu dân