Ebook Khoa học và công nghệ Việt Nam 2017: Phần 1 thông tin đến các bạn những thông tin về định hướng phát triển khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; nguồn lực khoa học và công nghệ; kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. | KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2017 1 2 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2017 NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT 3 CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA BAN BIÊN SOẠN TS. Trần Đắc Hiến Chủ biên ThS. Đào Mạnh Thắng ThS. Vũ Anh Tuấn ThS. Trần Thị Thu Hà ThS. Võ Thị Thu Hà ThS. Nguyễn Thị Phương Dung ThS. Nguyễn Lê Hằng ThS. Nguyễn Hồng Hạnh KS. Tào Hương Lan KS. Nguyễn Mạnh Quân ThS. Phùng Anh Tiến ThS. Trần Thị Hải Yến 4 L ỜI NÓI ĐẦU Năm 2017 có ý nghĩa bản lề trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai các chủ trương chính sách của Đảng Quốc hội và Chính phủ nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra các cấp các ngành các địa phương đã nhận thức đầy đủ và quan tâm nhiều hơn đến vai trò của khoa học và công nghệ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó ngành Khoa học và Công nghệ đã tập trung xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp với mục tiêu đưa khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho phát triển các ngành lĩnh vực với trọng tâm là đẩy mạnh hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao các sản phẩm chủ lực trọng điểm của quốc gia theo chuỗi giá trị hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng đổi mới công nghệ đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Những kết quả ứng dụng khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội cùng với môi trường kinh doanh thuận lợi và sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cải thiện môi trường sáng tạo. Năm 2017 xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII của Việt Nam đã tăng 12 bậc từ vị trí 59 128 lên vị trí 47 127 nước và nền kinh tế dẫn đầu nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học