Bài viết nghiên cứu về lịch sử di cư, định cư cũng như quá trình phát triển của mỗi nhóm dân cư người Hoa, đồng thời đề cập một số đặc điểm về đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của họ trong cộng đồng cư dân ở Lâm Đồng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17 Số 10 2020 1725-1736 Vol. 17 No. 10 2020 1725-1736 ISSN 1859-3100 Website http Bài báo nghiên cứu CÁC NHÓM DÂN CƯ NGƯỜI HOA Ở LÂM ĐỒNG Lê Thị Nhuấn Nguyễn Thị Hà Giang Trường Đại học Đà Lạt Việt Nam Tác giả liên hệ Lê Thị Nhuấn Email nhuanlt@ Ngày nhận bài 08-4-2020 ngày nhận bài sửa 15-8-2020 ngày duyệt đăng 15-10-2020 TÓM TẮT Lâm Đồng là tỉnh có nhiều tộc người cùng cư trú trong đó có người Hoa. Đây là tộc người có số lượng đông đảo gồm nhiều nhóm địa phương di cư đến Lâm Đồng vào những thời điểm khác nhau nhưng đã sớm hòa nhập với cộng đồng cư dân bản địa. Bằng phương pháp điền dã dân tộc học tại cộng đồng bài viết nghiên cứu về lịch sử di cư định cư cũng như quá trình phát triển của mỗi nhóm dân cư người Hoa đồng thời đề cập một số đặc điểm về đời sống kinh tế văn hóa và xã hội của họ trong cộng đồng cư dân ở Lâm Đồng. Sau ba lần di cư đến nay ở Lâm Đồng có hơn 14 nghìn người Hoa sinh sống chủ yếu tập trung ở huyện Đức Trọng Đơn Dương thành phố Bảo Lộc và Đà Lạt. Sự phân bố dân cư của người Hoa chịu tác động của lịch sử tộc người của các điều kiện tự nhiên và sự phân bố dân cư chung của tỉnh Lâm Đồng. Kinh tế chủ yếu của người Hoa là nông nghiệp thương nghiệp dịch vụ và thủ công nghiệp. Đời sống văn hóa của các nhóm người Hoa ở Lâm Đồng có sự khác biệt khá rõ nét về kiến trúc tín ngưỡng Kết quả nghiên cứu này góp phần nhận diện tính đa dạng trong thành phần tộc người cũng như những đóng góp của cộng đồng người Hoa trong lĩnh vực kinh tế xã hội văn hóa tại Lâm Đồng. Từ khóa người Hoa Lâm Đồng hoạt động kinh tế đời sống xã hội đời sống văn hóa 1. Mở đầu Di dân vượt ra ngoài biên cương là quá trình trải dài trong lịch sử Trung Quốc. Từ đầ u thế kỉ XVII sự su ̣p đổ của nhà Minh đã dẫn đế n làn sóng người Hoa trung thành với nhà Minh và không thuầ n phu ̣c nhà Thanh rời bỏ quê hương di dân sang