"Sổ tay Luật sư – Tập 1: Luật sư và hành nghề luật sư (Phần 2)" được nối tiếp phần 1 với các nội dung kỹ năng chung của luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý; cơ sở tính thù lao luật sư, thủ tục báo giá dịch vụ và soạn thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý; so sánh phạm vi hành nghề luật sư với một số nghề luật khác; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư; chế độ kế toán và quyết toán thuế trong hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. | Chương 5 KỸ NĂNG CHUNG CỦA LUẬT SƯ KHI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ I. KỸ NĂNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP KHÁCH HÀNG Hoạt động giao tiếp của Luật sư đối với khách hàng phải bảo đảm tuân thủ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Trong đó Luật sư cần lưu ý Quy tắc số 2 số 3 số 6 số 8 số 9 số 11 số 12 số 13 và số 14. Kỹ năng tiếp xúc trực tiếp khách hàng lắng nghe ý kiến nội dung sự việc của khách hàng là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai hành nghề luật sư vì nếu tiếp nhận sai thông tin từ khách hàng thì toàn bộ các công việc dịch vụ mà Luật sư cung cấp sẽ không còn ý nghĩa đối với khách hàng và không được trả phí hoặc nếu khách hàng không có ấn tượng tốt đối với Luật sư từ các cuộc tiếp xúc thì họ sẽ không lựa chọn luật sư đó để thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý . Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho Luật sư xây dựng được mối quan hệ với khách hàng tạo được hình ảnh tin cậy của Luật sư cũng như tổ chức hành nghề đem lại sự hài lòng cho khách hàng đối với dịch vụ luật sư. Một điều tra về lỗi thường gặp trong giao tiếp của Luật sư cho biết 1 3 số luật sư chỉ biết nói mà không biết lắng nghe 1 3 khác thì chỉ nghe dù không hiểu mà không biết cách làm rõ vấn đề và 1 3 còn lại thì hiểu vấn đề nhưng lại không được đối tác chấp nhận. Luật sư cần tránh những lỗi thường gặp để có một cuộc giao tiếp hiệu quả với khách hàng. Phần 2 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ . 103 Những kỹ năng cơ bản cần có đối với Luật sư khi tiếp xúc khách hàng gồm - Hiểu rõ Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư liên quan đến tiếp xúc với khách hàng - Xác định mục tiêu của cuộc tiếp xúc - Lắng nghe - Đặt câu hỏi - Đánh giá phân tích yêu cầu của khách hàng và tư vấn - Ghi chép - Những công việc cần thực hiện sau cuộc tiếp xúc - Một số kỹ năng khác khi tiếp xúc khách hàng - Những lưu ý cần thiết khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. 1. Xác định mục tiêu của cuộc tiếp xúc Luật sư cần xác định mục tiêu của mình cho từng cuộc tiếp xúc với khách hàng dù là khách hàng quen thuộc hay khách .