Một số biện pháp quản lí công tác XHHGD&ĐT nghề đã được nhà trường đề ra và thực hiện đạt được một số kết quả, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Bài báo đã trình bày thực trạng đó, phân tích những nguyên nhân và đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo nghề ở trường trong thời gian tới. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011 Vol. 56 No. 4 pp. 147-155 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM Nguyễn Thị Loan Trường Trung Cấp Nghề Công Đoàn Việt Nam E-mail Tóm tắt. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về XHHGD nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả GD-ĐT. Trường Trung cấp Nghề Công đoàn Việt Nam đã quán triệt về nhận thức trong CBQL GV và nhân viên tổ chức thực hiện chủ trương đó. Một số biện pháp quản lí công tác XHHGD amp ĐT nghề đã được nhà trường đề ra và thực hiện đạt được một số kết quả tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Bài báo đã trình bày thực trạng đó phân tích những nguyên nhân và đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo nghề ở trường trong thời gian tới. 1. Đặt vấn đề Cũng như nhiều quốc gia khác Việt Nam đang phải đối mặt với sự bùng nổ về số lượng người nhập học trong khi mức ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục và đào tạo GD amp ĐT có hạn. Do vậy một trong những trong những giải pháp được được Đảng và Nhà nước quan tâm đặt ra là xã hội hóa GD amp ĐT. Văn kiện Đại hội Đảng khóa IX của Đảng khẳng định Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là huy động và tổ chức lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại tạo ra cho được phong trào mọi người học tập suốt đời cả nước thành một xã hội học tập đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào tạo đồng thời nâng cao vai trò định hướng chỉ đạo và quản lý của nhà nước trong quá trình xã hội hóa đó . Trường Trung cấp Nghề Công Đoàn Việt Nam tiền thân là Trung tâm hỗ trợ lao động nữ đoàn Đoàn Thị Điểm được thành lập từ năm 1993. Đến nay Trường đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho hàng chục nghìn người lao động với nhiều ngành đào tạo khác nhau. Quy mô trên 2000 học sinh. Với phương châm học đi đôi với hành đào tạo gắn với lao