Phương Đình Vạn lí tập của Nguyễn Văn Siêu được sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Hoa năm 1849. Thi tập bao gồm các thể bài luật, tuyệt cú, trường thiên, hành, khúc, ca, đoản ca. Mỗi thể loại đều kết tinh vẻ đẹp của thi tập được được xếp vào hàng sách mới (tân thiên) và tài năng thi ca đến độ được người đời ngưỡng mộ (vi thì tuấn vọng). | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2012 Vol. 57 No. 2 pp. 22-29 THỂ LOẠI TRONG PHƯƠNG ĐÌNH VẠN LÍ TẬP CỦA NGUYỄN VĂN SIÊU Nguyễn Thị Thanh Chung Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail thanhchungdhsp@ Tóm tắt. Phương Đình Vạn lí tập của Nguyễn Văn Siêu được sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Hoa năm 1849. Thi tập bao gồm các thể bài luật tuyệt cú trường thiên hành khúc ca đoản ca. Mỗi thể loại đều kết tinh vẻ đẹp của thi tập được được xếp vào hàng sách mới tân thiên và tài năng thi ca đến độ được người đời ngưỡng mộ vi thì tuấn vọng . Từ khóa Nguyễn Văn Siêu Phương Đình Vạn lí tập thể loại bài luật tứ tuyệt trường thiên. 1. Mở đầu Nguyễn Văn Siêu 1799 1872 tên khác là Định tự là Tốn Ban hiệu là Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ thụy là Chí Đạo. Ông trước tác về địa lí lịch sử tư tưởng thơ văn với những tác phẩm như Đại Việt địa dư toàn biên Phương Đình văn loại Phương Đình tùy bút lục Phương Đình thi tập. Riêng về thơ ca Nguyễn Văn Siêu sáng tác hơn một nghìn bài thơ chữ Hán với bốn tập thơ chính gồm Vạn lí tập Anh ngôn tập Lưu lãm tập Mạn hứng tập 4 1 . Phương Đình Vạn lí tập ra đời trên đường đi sứ Trung Hoa năm 1849 đã thể hiện một phần tài thơ của người hay chữ bậc nhất nước ta ở thế kỉ XIX. Trong bài viết này chúng tôi xin tìm hiểu về thể loại của thi tập. 2. Nội dung nghiên cứu Ở Trung Quốc thơ trước thời Đường thường gọi cổ thi thơ sau thời Đường phân chia thành hai loại là cận thể thi và cổ thể thi. Cận thể thi cũng gọi kim thể thi có cách luật nhất định. Cổ thể thi thường gọi cổ phong dựa vào cách viết của cổ thi mà thành hình thức tương đối tự do không chịu ràng buộc theo cách luật. Theo số chữ trong câu thơ có thơ tứ ngôn ngũ ngôn lục ngôn thất ngôn. Từ thời Đường trở đi thơ tứ ngôn lục ngôn rất ít gặp nên thường chia thành ngũ ngôn và thất ngôn. Ngũ ngôn cổ thể thất ngôn cổ thể gọi tắt là ngũ cổ thất cổ. Ngũ ngôn luật thi thất ngôn luật thi gọi là ngũ luật hạn định 8 câu 40 chữ thất luật hạn định 8 câu 56 chữ . Vượt qua 8 câu gọi là trường .