Dưới góc độ Địa lí học, bài báo này tập trung nghiên cứu tổng thể các nguồn lực phát triển kinh tế vùng Đông Bắc. Các nguồn lực đó bao gồm: Vị trí địa lí và lãnh thổ; Các nguồn lực tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi, sinh vật và khoáng sản); Các nguồn lực kinh tế – xã hội (dân tộc và truyền thống văn hóa, dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách, thị trường và vốn đầu tư). | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2012 Vol. 57 No. 2 pp. 120-128 NGHIÊN CỨU CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG BẮC Ứng Quốc Chỉnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail ungchinhtq@ Tóm tắt. Dưới góc độ Địa lí học bài báo này tập trung nghiên cứu tổng thể các nguồn lực phát triển kinh tế vùng Đông Bắc. Các nguồn lực đó bao gồm Vị trí địa lí và lãnh thổ Các nguồn lực tự nhiên địa hình khí hậu đất đai sông ngòi sinh vật và khoáng sản Các nguồn lực kinh tế xã hội dân tộc và truyền thống văn hóa dân cư và nguồn lao động cơ sở hạ tầng đường lối chính sách thị trường và vốn đầu tư . Tác giả đã được phân tích các nguồn lực cả về thế mạnh lẫn hạn chế nhằm có phương hướng khai thác hợp lí và hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc. Từ khóa Đông Bắc phát triển kinh tế nguồn lực khai thác hiệu quả. 1. Mở đầu Đông Bắc là một trong tám vùng kinh tế của nước ta có những đặc thù riêng về vị trí địa lí đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng hiện nay vẫn là một vùng nghèo của nước ta. Nhận rõ những thế mạnh và hạn chế của vùng có ý nghĩa cả về lí luận lẫn thực tiễn cho giải pháp kinh tế vùng Đông Bắc. Khái niệm về vùng và vai trò của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội đã được nhiều tác giả đề cập đến. Vùng được quan niệm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng như mối quan hệ có chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài 3 . Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tính khách quan của bản thân vùng được cụ thể hóa thông qua những nguyên tắc do con người đặt ra. Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lí các quá trình phát triển kinh tế xã hội trên mỗi vùng của đất nước 6 . Đông Bắc là một trong các vùng kinh tế của nước ta có nhiều điều kiện để phát triển .