a ngục tầng thứ 19 - Phần 16

Hôm nay thứ bảy. Lúc sáng thức dậy, Xuân Vũ nhận ra rằng ký túc xá yên tĩnh hơn hẳn mọi hôm. Kể cả các bạn quê ở tỉnh ngoài cũng đều đã đi chơi, chỉ còn Xuân Vũ một mình một bóng ngồi đây. Thực ra Xuân Vũ rất sợ sự cô độc. Lúc cô sợ hãi nhất, không phải hồi đang ở thôn hẻo lánh kia, mà là những ngày bị nhốt riêng trong buồng bệnh. | Cao Huyền nói: “Các bạn ạ, Munch sinh năm 1863 tại Oslo, Na Uy, từng học hội hoạ ở Pháp, qua bức tranh này có thể nhận ra ông chịu ảnh hưởng sâu đậm của phong cách Van Gốc và Gô Guyn (Van Gogh (1853-1890), hoạ sỹ Hà Lan; Paul Gau Guin (1848-1903) hoạ sỹ Pháp, trường phái ấn tượng). Ông có sở trường dùng gam màu mạnh và những nét uốn khúc, thể hiện chủ đề tình yêu và chết chóc, nói lên những nỗi lo âu sợ hãi của nhân loại, nỗi tuyệt vọng của con người. Bức tranh “Gào thét” này sáng tác năm 1895, được thế giới đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật chủ nghĩa biểu hiện. Các bạn đừng chú ý đến vấn đề kỹ xảo, và hãy dùng tâm linh để cảm nhận bức tranh này. Bạn không thấy ở một nơi nào đó thẳm sâu trong lòng ta đang rung động ư? Với tôi, tôi đã bị nó chinh phục từ rất lâu. Tôi nghĩ, bức tranh này đến từ địa ngục của chính tâm hồn Munch, thể hiện nỗi tuyệt vọng và bất an không gì cứu vãn nổi ở trong sâu thẳm tâm hồn nhân loại. Điều khiến tôi cảm thấy tuyệt diệu nhất là bức tranh này đã dự báo về trạng thái tinh thần của xã hội loài người 100 năm sau – cũng tức là giai đoạn hiện nay. Cho nên tôi vẫn thường nói rằng, những nghệ sĩ vĩ đại đồng thời là những nhà tiên tri vĩ đại!”

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.