Thực trạng bạo lực trong các gia đình trẻ tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng bạo lực gia đình xảy ra tại các gia đình trẻ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động khảo sát được tiến hành trên 160 hộ gia đình ở thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền và huyện A Lưới. Kết quả cho thấy đối tượng bị bạo hành chủ yếu là nữ giới, chiếm tới 91,2% và rơi vào độ tuổi từ 22 đến 43. Các gia đình trẻ sống riêng có xu hướng bạo lực nhiều hơn so với khi họ sống chung cùng bố mẹ. Bạo lực gia đình phổ biến nhất là bạo lực tinh thần (94,4%), tiếp đến là bạo lực thể xác (52,9%), bạo lực kinh tế (21,5%) và bạo lực tình dục (18,1%). | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129 Số 6A 2020 Tr. 53 66 DOI THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG CÁC GIA ĐÌNH TRẺ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Võ Thị Phương Thảo1 Nguyễn Tiến Dũng2 Hoàng Dũng Hà2 1 Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế 12 Đống Đa Huế Việt Nam 2 Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế 102 Phùng Hưng Huế Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng bạo lực gia đình xảy ra tại các gia đình trẻ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động khảo sát được tiến hành trên 160 hộ gia đình ở thành phố Huế thị xã Hương Thủy huyện Quảng Điền và huyện A Lưới. Kết quả cho thấy đối tượng bị bạo hành chủ yếu là nữ giới chiếm tới 91 2 và rơi vào độ tuổi từ 22 đến 43. Các gia đình trẻ sống riêng có xu hướng bạo lực nhiều hơn so với khi họ sống chung cùng bố mẹ. Bạo lực gia đình phổ biến nhất là bạo lực tinh thần 94 4 tiếp đến là bạo lực thể xác 52 9 bạo lực kinh tế 21 5 và bạo lực tình dục 18 1 . Để phòng chống bạo lực gia đình các cặp vợ chồng trẻ cần tìm kiếm sự đồng cảm với nhau về văn hóa trình độ nghề nghiệp. đồng thời cần sự tham gia phối hợp nhiều hơn của các tổ chức đặc biệt là hội phụ nữ và công an địa phương. Từ khóa bạo lực gia đình gia đình trẻ chuyển đổi xã hội 1. Đặt vấn đề Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010 2020 đã xác định việc nâng cao quyền năng chính trị cho phụ nữ là mục tiêu hàng đầu xoá bỏ phân biệt đối xử về giới tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình. Bình đẳng giới được xem là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển gia đình hạt nhân của phát triển xã hội. Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình gây nên những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần làm tăng thêm bất bình đẳng giới gây cản trở đến sự phát triển của các gia đình hạt nhân 4 . Xu hướng gia tăng bạo lực gia đình gây nên các hệ lụy cho xã hội như nguy cơ tái lập bạo lực ở trẻ em sau các trải nghiệm bạo lực gia đình 1 10 hoặc các hậu quả cho .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.