Đánh giá tác động của thủy sinh vật ngoại lai đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Bài viết tập trung điều tra sự phân bố, đánh giá tác động đề ra các giải pháp quản lý và tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng về tác động của các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng làm cơ sở để tỉnh có kế hoạch phát triển bền vững nhằm giảm thiểu các tác động gây ra đến hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học động vật thủy sản và thực hiện các công ước quốc tế về đa dạng sinh học mà Việt Nam đã tham gia. | VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỦY SINH VẬT NGOẠI LAI ĐẾN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG Nguyễn Nguyễn Du1 Vũ Vi An1 TÓM TẮT Sinh vật ngoại lai được đánh giá là một trong những nguyên nhân tác động mạnh nhất đến tính đa dạng sinh học đứng thứ hai sau yếu tố mất môi trường sống . Nghiên cứu về tác động của các loài thủy sinh vật ngoại lai ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng được thực hiện từ tháng 10 2015đến tháng 7 2017 với các loại hình thủy vực được khảo sát là sông kênh và ao tự nhiên tại 11 huyện thị xã và thành phố Sóc Trăng. Kết quả chỉ ra rằng có 63 loài thủy sinh vật ngoại lai hiện diện rộng khắp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong đó có 28 loài xuất hiện ở tất cả các loại hình thủy vực tự nhiên bao gồm cả nước ngọt và nước lợ. Sử dụng mô hình đánh giá mối nguy CEC 2009 và Risk Assessment and management Committee 1996 đã xác định được 5 loài có mối nguy cao như cá lau kiếng Pterygoplichthys disjunctivus cá chim trắng Piaractus brachypomus cá rô phi đen Oreochromis mossambicus cá rô phi vằn Oreochromis niloticus và ốc bươu vàng Pomacea canaliculata 22 loài có mối nguy trung bình và 1 loài có mối nguy thấp. Bên cạnh đó việc khảo sát điều tra tại 20 cơ sở kinh doanh và nuôi cá cảnh đã phát hiện có 35 loài thủy sinh vật ngoại lai đang được bày bán và nuôi tại các cơ sở kinh doanh chưa xuất hiện ngoài thủy vực tự nhiên. Sự hiện diện của loài cá chim trắng Piaractus brachypomus ngoài tự nhiên nên được đề xuất đưa vào danh mục loài ngoại lai xâm hại của Bộ NN amp PTNT. Với sự xuất hiện một số lượng khá lớn loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại ở các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chính quyền địa phương cần có những biện pháp hữu hiệu hay biện pháp giảm nhẹ tác động của các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại này để bảo vệ duy trì và bảo tồn nguồn lợi thủy sản tự nhiên của địa phương. Từ khóa thủy sinh vật ngoại lai đánh giá tác động giải pháp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ nông nghiệp nuôi trồng thủy sản đa dạng sinh Sóc

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    69    2    18-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.