Hiệu quả phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ (Penaeus vannamei) của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) ở quy mô trang trại

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả ứng dụng của cao chiết khổ sâm trong việc phòng bệnh hoại tử gan tuỵ cấp - AHPND trên tôm nuôi ở quy mô trang trại. Thí nghiệm phòng bệnh trên 4 ao nuôi ở Bạc Liêu (tổng diện tích nuôi là 1 ha) và 6 ao nuôi ở Sóc Trăng (tổng diện tích nuôi là 0,9 ha) với liều trộn vào thức ăn là 20 g/kg thức ăn/ngày và tôm được cho ăn liên tục suốt tuần, bao gồm các tuần 3, 5, 7 và 9 sau khi thả nuôi. | VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TRÊN TÔM THẺ Penaeus vannamei CỦA CAO CHIẾT KHỔ SÂM Croton tonkinensis Ở QUY MÔ TRANG TRẠI Trương Hồng Việt1 Đỗ Thị Cẩm Hồng1 Trần Bùi Trúc Quân2 Vũ Thiên Ân1 Nguyễn Công Thành3 Thái Thanh Trung3 Phạm Bá Vũ Tùng4 TÓM TẮT Các chế phẩm thảo dược có vai trò quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh vì chúng có chứa các thành phần hoạt tính bao gồm chất chống oxy hoá chống vi khuẩn chống stress kích thích tăng trưởng kích thích sự thèm ăn và tăng cường miễn dịch ở cá và tôm. Các tính chất này liên quan đến các hợp chất trong thực vật như alkaloids flavonoid polyphenol terpenoid và steroid. Dịch chiết từ cây khổ sâm Croton tonkinensis được cho là có chứa các lớp chất chủ yếu là các hợp chất hữu cơ như là flavonoid alkaloid polyphenol. Trong hầu hết các trường hợp các hoạt chất như là polyphenol polysaccharides proteoglycans và flavonoids đóng một vai trò chính trong việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát các vi khuẩn lây nhiễm. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả ứng dụng của cao chiết khổ sâm trong việc phòng bệnh hoại tử gan tuỵ cấp - AHPND trên tôm nuôi ở quy mô trang trại. Thí nghiệm phòng bệnh trên 4 ao nuôi ở Bạc Liêu tổng diện tích nuôi là 1 ha và 6 ao nuôi ở Sóc Trăng tổng diện tích nuôi là 0 9 ha với liều trộn vào thức ăn là 20 g kg thức ăn ngày và tôm được cho ăn liên tục suốt tuần bao gồm các tuần 3 5 7 và 9 sau khi thả nuôi. Kết quả thử nghiệm ở thử nghiệm ở Sóc Trăng tất cả 5 ao nuôi thử nghiệm và 1 ao nuôi đối chứng đều thành công với năng suất thu hoạch từ 9 8-12 5 tấn ha và tỷ lệ sống từ 80 6-88 4 . Do bệnh không xảy ra trong vụ nuôi nên chưa có cơ sở để đánh giá hiệu quả ứng dụng khổ sâm ở Sóc Trăng. Đối với thử nghiệm ở Bạc Liêu cho thấy các ao nuôi thử nghiệm đã được ứng dụng thành công hiệu quả phòng bệnh đạt 100 ở 3 ao nuôi thử nghiệm sử dụng khổ sâm với năng suất thu hoạch từ 9 5-11 tấn ha và tỷ lệ sống khá cao từ 89 4-91 3 . Trong khi ở ao nuôi đối chứng tôm bị bệnh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.