"Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 1: Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh" tìm hiểu khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh; đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. | GIỚI THIỆU HỌC PHẦN PHÁP LUẬT KINH DOANH Mục tiêu Học phần giới thiệu và giải quyết các vấn đề pháp lý mà một doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế gặp phải khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Nội dung nghiên cứu Bài 1 Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh Bài 2 Quy chế pháp lý chung về thành lập và quản lý doanh nghiệp Bài 3 Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân và công ty Bài 4 Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh thương mại Bài 5 Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh Bài 6 Pháp luật về phá sản Tài liệu tham khảo TS. Nguyễn Hợp Toàn chủ biên Giáo trình Pháp luật kinh tế NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2012. Bài giảng dạng text và slide bài giảng. Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Luật doanh nghiệp 2005 Luật đầu tư 2005 Bộ luật Dân sự 2005 Luật Thương mại 2005 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 Luật Trọng tài thương mại 2010 Luật Phá sản 2004. 1 BÀI 1 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. Vũ Văn Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Áp dụng luật chung hay luật riêng Công ty cổ phần Khởi Nguyên và Công ty TNHH Sơn Nam ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo đó Công ty cổ phần Khởi Nguyên bán cho Công ty TNHH Sơn Nam 1000 tấn gạo loại 5 tấm. Trong hợp đồng số 01 2009 HĐMB giữa hai công ty có điều khoản phạt vi phạm trong đó mức phạt 20 được áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng. Sau khi phát hiện số gạo được giao không phù hợp với hợp đồng Công ty TNHH Sơn Nam ngoài yêu cầu Công ty cổ phần Khởi Nguyên bồi thường thiệt hại còn yêu cầu phạt 20 giá trị hợp đồng như đã thỏa thuận. Công ty cổ phần Khởi Nguyên cho rằng điều khoản phạt vi phạm là vô hiệu vì Luật thương mại 2005 quy định mức phạt tối đa chỉ là 8 trong khi đó Công ty TNHH Sơn Nam lại cho rằng Bộ luật dân sự 2005 không quy định mức phạt tối đa nên điều khoản trên vẫn có hiệu lực. Trong trường hợp này thì Luật thương mại 2005 hay Bộ luật dân sự 2005 sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp 3 MỤC TIÊU Kết thúc bài sinh viên .