Cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga biểu thị sự thiết lập tư thế người, đối chiếu với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt

Bài viết tiến hành phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga biểu thị sự thiết lập tư thế người (встать/вставать, сесть/садиться, лечь/лoжиться), đối chiếu với các đơn vị tương đương của chúng trong tiếng Việt (đứng lên, ngồi xuống, nằm xuống), chỉ ra các đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa hai thứ tiếng nhằm giúp sinh viên Việt Nam học tiếng Nga tránh được các lỗi do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ gây nên trong quá trình chuyển dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt và ngược lại. | CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA CÁC ĐỘNG TỪ TIẾNG NGA BIỂU THỊ SỰ THIẾT LẬP TƯ THẾ NGƯỜI ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC ĐƠN VỊ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT Nguyễn Tình Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế Nhận bài 20 05 2018 Hoàn thành phản biện 31 06 2018 Duyệt đăng 30 08 2018 Tóm tắt Trong Ngôn ngữ học đối chiếu một trong các nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện là xác định cho được các yếu tố tương đương trong các ngôn ngữ tham gia đối chiếu. Trong từ vựng - ngữ nghĩa các đơn vị tương đương được xác định dựa trên nội dung ngữ nghĩa của các đơn vị tham gia đối chiếu. Để làm rõ nhận định trên chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga biểu thị sự thiết lập tư thế người встать вставать сесть садиться лечь лoжиться đối chiếu với các đơn vị tương đương của chúng trong tiếng Việt đứng lên ngồi xuống nằm xuống chỉ ra các đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa hai thứ tiếng nhằm giúp sinh viên Việt Nam học tiếng Nga tránh được các lỗi do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ gây nên trong quá trình chuyển dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt và ngược lại. Từ khóa Động từ cấu trúc ngữ nghĩa đối chiếu tương đương 1. Đặt vấn đề Kết quả phân tích của một số công trình nghiên cứu về lỗi của sinh viên nước ngoài học tiếng Nga Глекнер amp Крючкова 1980 cho thấy một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên mắc lỗi là do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ gây nên. Đó chính là sự chuyển di tiêu cực các thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ sang tiếng Nga. Để giúp cho sinh viên tránh được lỗi khi xây dựng các phát ngôn bằng tiếng Nga theo Милославский 1981 cần phải tiến hành phân tích đối chiếu và mô tả một cách đầy đủ các đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga. Theo ông chừng nào mục đích cuối cùng của người học là nắm một ngôn ngữ như một hệ thống thì chừng đó đòi hỏi tác giả các công trình nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ phải phân tích kỹ cả hai hệ thống ngôn ngữ và chỉ ra cho được các nguyên nhân gây nên hiện tượng giao thoa ngôn ngữ. Để tiến hành nghiên cứu đối chiếu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.