Nghiên cứu phát triển phương pháp AEM (Applied Element Method) để phân tích ứng xử sụp đổ dây chuyền của khung bê tông cốt thép dưới tác động của các loại tải trọng bất thường

Bài viết trình bày các vấn đề tổng quan về sụp đổ dây chuyền các tòa nhà để giúp độc giả các những khái niệm tiếp cận ban đầu, đồng thời nắm được các nguyên lý cơ bản mà các nước trên thế giới áp dụng mà cụ thể ở đây là theo hướng dẫn của tổ chức GSA và DoD của Hoa Kỳ. Các tính toán phân tích cụ thể sẽ được trình bày trong các bài báo tiếp theo. | NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP AEM APPLIED ELEMENT METHOD ĐỂ PHÂN TÍCH ỨNG XỬ SỤP ĐỔ DÂY CHUYỀN CỦA KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI TẢI TRỌNG BẤT THƯỜNG Phạm Phú Anh Huy 1. Đặt vấn đề 2. Phương pháp AEM Applied Element Method 3. Các vấn đề đang nghiên cứu 4. Hướng nghiên cứu và dự kiến kết quả của bài toán 1. Đặt vấn đề Nhà cao tầng hoặc các tòa nhà có tầm qua trọng cao thì việc đảm bảo cho tòa nhà vận hành an toàn không bị sụp đổ hoàn toàn là một yêu cầu cấp thiết. Bởi chính sự sụp đổ sẽ gây nên những tổn thất rất lớn cả về người và của. Quá trình sụp đổ và sụp đổ dây chuyền được quan tâm từ sự sụp đổ của toà nhà Ronan Point Apartement Building London Anh vào năm 1968 tiếp sau đó là hàng loạt các công trình sụp đổ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và đỉnh điểm là vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC World Trade Center tại NewYork vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã làm sụp đổ hoàn toàn công trình này gây thiệt hại lớn cả về người lẫn của cải. Sau thảm họa này đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến quá trình sụp đổ dây chuyền của công trình từ cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80. Trong đó tiêu chuẩn Anh đã giới thiệu phương pháp thiết kế chống lại các loại tải trọng bất thường này vào năm 1970 và cho đến năm 1975 tiêu chuẩn Canada đã đề xuất tính toán sự sụp đổ dây chuyền. Tổ chức GSA Mỹ đã công bố tài liệu hướng dẫn phân tích và thiết kế công trình chống lại sự sụp đổ dây chuyền vào năm 2000 tiếp sau đó là tổ chức DoD Mỹ ban hành tài liệu hướng dẫn thiết kế các tòa nhà chống lại sự sụp đổ dây chuyền vào năm 2005. Tuy nhiên ở Việt Nam các vấn đề này hoàn toàn mới mẻ. Việt Nam cũng chưa xảy ra những sự cố lớn về sụp đổ nhà cao tầng hoặc các công trình có tầm quan trọng cao do vậy chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Việt Nam cũng chưa có tiêu chuẩn hay bất cứ tài liệu nào hướng dẫn về vấn đề này. Vì vậy bài báo trình bày các vấn đề tổng quan về sụp đổ dây chuyền các tòa nhà để giúp độc giả các những khái niệm tiếp cận ban đầu đồng thời nắm được các .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.