Tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ thông qua môn đạo đức ở tiểu học

Môn Đạo đức là một trong những môn học cơ bản có nội dung trực tiếp giáo dục nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, hầu hết các nội dung của môn học được thiết kế khá nặng về kiến thức, chưa phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập. Mời các bạn cùng tham khảo. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI Educational Sci. 2015 Vol. 60 No. 6BC pp. 162-169 This paper is available online at http TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC Đinh Nguyễn Trang Thu Khoa Giáo dục Đặc biệt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng cần thiết để mỗi người có thể sống và hòa nhập vào xã hội. Do đó giáo dục kĩ năng giao tiếp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường tiểu học bởi đây là bậc học nền tảng đầu tiên có tính chất quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em sau này. Môn Đạo đức là một trong những môn học cơ bản có nội dung trực tiếp giáo dục nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên hầu hết các nội dung của môn học được thiết kế khá nặng về kiến thức chưa phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập. Do vậy việc lựa chọn các nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp trong môn Đạo đức biến các kiến thức khô cứng thành các hoạt động cụ thể sinh động là một biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh khuyết tật trí tuệ giúp các em có thể lĩnh hội dễ dàng hơn và nhanh chóng hình thành phát triển các kĩ năng giao tiếp cần thiết. Từ khóa Khuyết tật trí tuệ tiểu học giáo dục hòa nhập kĩ năng giao tiếp môn Đạo đức. 1. Mở đầu Trong quá trình sinh tồn và phát triển loài người luôn luôn phải tương tác trao đổi qua lại với nhau dưới mọi hình thức nhằm truyền đạt mục đích nhu cầu và mong muốn của bản thân tới người khác. Sự tương tác qua lại đó chính là cách giao tiếp giữa người với người là nền tảng của các mối quan hệ xã hội giúp con người có thể hội nhập cộng đồng và sống độc lập. Các nghiên cứu về giao tiếp của con người nói chung và của trẻ em nói riêng đã bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 70 với một số nghiên cứu như giao tiếp trong Cho và nhận giữa trẻ nhũ nhi và mẹ của Bruner J. S Sự phát triển giao tiếp của trẻ mẫu giáo của M. I

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    61    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.