Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cũng đã được hình thành dựa trên các nguyên tắc chung của quốc tế có điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Bài báo phân tích tác động cũng như những khoảng cách giữa chính sách giáo dục hoà nhập với thực tiễn từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cấp, ngành có liên quan nhằm tạo ra một môi trường chính sách thúc đẩy giáo dục hoà nhập. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI Educational Sci. 2016 Vol. 61 No. 8 pp. 139-147 This paper is available online at http GIÁO DỤC HÒA NHẬP VIỆT NAM ĐÁNH GIÁ TỪ VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH Nguyễn Thị Hoàng Yến1 Đào Thị Bích Thủy2 1 Học viện Quản lý Giáo dục 2 Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tiếp cận giáo dục hoà nhập đã được đưa thành các nguyên tắc trong Tuyên bố Salamanca về Nhu cầu đặc biệt Giáo dục và rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác. Ở Việt Nam giáo dục cho mọi người còn là khái niệm mới nhưng nó cũng đã được chấp nhận như một sự phát triển tất yếu. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cũng đã được hình thành dựa trên các nguyên tắc chung của quốc tế có điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Bài báo phân tích tác động cũng như những khoảng cách giữa chính sách giáo dục hoà nhập với thực tiễn từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cấp ngành có liên quan nhằm tạo ra một môi trường chính sách thúc đẩy giáo dục hoà nhập. Từ khóa Giáo dục hoà nhập chính sách giáo dục hoà nhập đánh giá thực thi chính sách. 1. Mở đầu Trên thế giới có một sự dịch chuyển trong thực tiễn giáo dục hoà nhập GDHN và sự đồng thuận rộng rãi về các nguyên tắc giáo dục hoà nhập được nêu ra trong Tuyên bố Salamanca UNESCO 1994 . Kể từ thời điểm đó những nguyên tắc này đã được củng cố bởi nhiều công ước tuyên bố và đề xuất ở cấp châu Âu và toàn cầu trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật 2006 . Công ước này đã làm rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo một hệ thống giáo dục hoà nhập. Tuyên bố thế giới về Giáo dục cho mọi người Education for All-EFA được thông qua ở Jomtien Thái Lan năm 1990 đã đưa ra một cái nhìn tổng thể phổ cập tiếp cận giáo dục cho tất cả trẻ em thanh thiếu niên và người lớn thúc đẩy bình đẳng. GDHN là một quá trình tăng cường năng lực cho hệ thống giáo dục để tiếp cận với mọi người học và vì thế GDHN được coi là một chiến lược