Nghiên cứu tiến hành khảo sát học sinh thuộc hai trường THPT thuộc tỉnh Bắc Kạn nhằm làm rõ dự định lựa chọn hướng nghiệp và ngành học của học sinh tại một tỉnh miền núi. Kết quả nghiên cứu cho thấy đại bộ phận (trên 90%) học sinh lựa chọn tiếp tục học tiếp cao đẳng/đại học, số lượng học sinh lựa chọn học học nghề hay đi làm chiếm một tỉ lệ nhỏ. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Educational Sciences 2018 Volume 63 Issue 5 pp. 204-211 This paper is available online at http THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH THUỘC HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẮC KẠN Dương Thị Thu Hương và Ma Dương Thảo Ly Khoa Xã hội học Học viện Báo chí amp Tuyên truyền Tóm tắt. Nghiên cứu tiến hành khảo sát học sinh thuộc hai trường THPT thuộc tỉnh Bắc Kạn nhằm làm rõ dự định lựa chọn hướng nghiệp và ngành học của học sinh tại một tỉnh miền núi. Kết quả nghiên cứu cho thấy đại bộ phận trên 90 học sinh lựa chọn tiếp tục học tiếp cao đẳng đại học số lượng học sinh lựa chọn học học nghề hay đi làm chiếm một tỉ lệ nhỏ. Bên cạnh đó có sự mất cân đối trong lựa chọn ngành học của học sinh tập trung quá nhiều vào một số ngành học mà học sinh cho rằng phù hợp với lực học có khả năng xin việc và phù hợp với sở thích. Kết quả nghiên cứu đặt ra những vấn đề về quản lí và xây dựng chiến lược tư vấn hướng nghiệp phù hợp cho học sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn quan trọng. Từ khoá Định hướng nghề nghiệp ngành học học sinh trung học phổ thông tư vấn hướng nghiệp. 1. Mở đầu Những năm vừa qua trong bối cảnh phát triển vũ bão của thành tựu khoa học và những phát minh khoa học kĩ thuật cách mạng trên thế giới nước ta đối mặt với rất nhiều những thách thức trong đổi mới giáo dục ở bậc đại học cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong nước và quốc tế. Những vấn đề đặt ra về chất lượng giáo dục chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp ở mức cao. Theo Tổng cục thống kê Quý III năm 2015 cả nước có hơn người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp trình độ đại học trở lên thất nghiệp và con số này đang có xu hướng tiếp tục tăng cho đến quý III năm 2017 mà chưa có dấu hiệu giảm 6 11 . Việc đào tạo nhân lực với chất lượng hiệu quả chưa đáp ứng được thực tiễn cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam thấp. Theo số liệu của Tổ Chức Lao .