Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Thanh Hóa đã đưa đến những chuyển biến lớn lao đối với đường bộ. Từ tuyến giao thông quan trọng nhất là Đường thuộc địa (đoạn qua Thanh Hóa) đến các tuyến đường nội tỉnh đều có sự tu bổ đáng kể về chiều rộng mặt đường, chất liệu thi công cũng như các công trình phụ trợ. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2019 Volume 64 Issue 5 pp. 12-20 This paper is available online at http HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ THANH HÓA CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX Trương Thị Hải Viện Sử học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Thanh Hóa đã đưa đến những chuyển biến lớn lao đối với đường bộ. Từ tuyến giao thông quan trọng nhất là Đường thuộc địa đoạn qua Thanh Hóa đến các tuyến đường nội tỉnh đều có sự tu bổ đáng kể về chiều rộng mặt đường chất liệu thi công cũng như các công trình phụ trợ. Đường bộ phát triển dẫn đến sự tăng trưởng khá nhanh của lượng ô tô lưu thông trên toàn tỉnh. Một số hình thức vận tải mới đã xuất hiện. Tuy nhiên việc nâng cấp đường bộ Thanh Hóa không ra khỏi mục đích chung là phục vụ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Từ khóa Đường bộ giao thông Thanh Hóa thời Pháp thuộc. 1. Mở đầu Cuối thế kỉ XIX ngay sau khi đặt ách đô hộ tại Thanh Hóa thực dân Pháp trước hết tập trung phát triển hệ thống giao thông cụ thể là cải tạo các con đường cũ khai thông một số tuyến giao thông mới để chuyển quân trấn áp các cuộc khởi nghĩa đồng thời mở đường vào các khu mỏ đồn điền để vơ vét tài nguyên. Đây là một trong những nguyên nhân chủ đạo khiến hệ thống đường bộ tại Thanh Hóa có sự biến đổi rõ rệt so với các thời kì trước. Thanh Hóa là một trong những nơi mà phong trào Cần Vương diễn ra rất sôi nổi kéo dài trong nhiều năm. Mặc dù phải tập trung nhiều nhân lực vật lực cho việc ổn định trị an nhưng ngay từ năm 1888 giao thông - vận tải đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Công sứ Thanh Hóa Bô-nan 1 553 . Một năm sau thực dân Pháp đã tu bổ nền đường mở rộng mặt đường từ 3 mét đến 3 5 mét lên thành 5 mét 2 643 . Việc cải tạo nâng cấp đường bộ được người Pháp tiến hành liên tục trong hơn hai thập kỉ. Trước thời điểm Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914 nổ ra diện mạo giao thông Thanh Hóa nói chung đường bộ nói riêng đã có những chuyển