Trong bài báo này, bằng phương pháp so sánh song hành, chúng tôi mong muốn làm nổi bật sự tương đồng và khác biệt trong sự sáng tạo hình tượng làng quê của hai nhà thơ Đoàn Văn Cừ và Exênhin và lí giải sự tương đồng và độc đáo đầy bất ngờ của hai thi sĩ thuộc hai dân tộc Nga – Việt. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2014 Vol. 59 No. 10 pp. 76-84 This paper is available online at http HÌNH TƯỢNG LÀNG QUÊ TRONG THƠ ĐOÀN VĂN CỪ VÀ THƠ XECGÂY EXÊNHIN Đào Thị Anh Lê Khoa Xã hội Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Tóm tắt. Xecgây Exênhin 1895 -1925 là nhà thơ Nga nổi tiếng đầu thế kỉ XX ông được biết đến như thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga. Trong khi đó ở Việt Nam Đoàn Văn Cừ 1913 -2004 là một thi sĩ thuộc phái thơ điền viên trong phong trào thơ Mới. Hai nhà thơ có sự gặp gỡ đầy thú vị trong hồn thơ đồng quê đậm đà tính dân tộc. Trong bài báo này bằng phương pháp so sánh song hành chúng tôi mong muốn làm nổi bật sự tương đồng và khác biệt trong sự sáng tạo hình tượng làng quê của hai nhà thơ Đoàn Văn Cừ và Exênhin và lí giải sự tương đồng và độc đáo đầy bất ngờ của hai thi sĩ thuộc hai dân tộc Nga Việt. Từ khóa Exênhin Đoàn Văn Cừ hình tượng làng quê tương đồng độc đáo. 1. Mở đầu Đầu thế kỉ XX trên thi đàn Nga Xecgây Exênhin 1895 -1925 xuất hiện như một tài năng độc đáo kiệt xuất thấm nhuần hương vị Nga thuần khiết . Trong thơ trữ tình Exênhin bộc lộ tuyệt đẹp cái tôi đồng quê mang đậm chất dân gian. Phái viên của làng thôn Nga là danh hiệu cao quí mà giới văn học Pêtecbua trao tặng thi sĩ tài hoa. Sau này gọi Exênhin là người thể hiện tuyệt vời hương thơm của mảnh đất Nga . Đoàn Văn Cừ 1913 -2004 là một nhà thơ thuộc phái thơ điền viên của phong trào thơ Mới được vinh danh là người vun gốc hồn dân tộc người neo giữ hồn quê. Cùng với Anh Thơ Nguyễn Bính Bàng Bá Lân Đoàn Văn Cừ trở thành một trong tứ trụ của dòng thơ đồng quê trong phong trào thơ Mới. Hai nhà thơ Exênhin và Đoàn Văn Cừ là con của hai dân tộc khác nhau nhưng có sự gặp gỡ hết sức thú vị trong hồn thơ đồng quê đậm đà bản sắc dân tộc. Trong khi sáng tạo hình tượng làng quê hai nhà thơ có sự tương đồng và cả sự khác biệt. Chúng tôi dùng phương pháp so sánh song hành để mô tả cả hai thái cực và bước đầu lí giải hiện tượng văn học này. Khi triển .