Vấn đề phụ nữ trong một số tác phẩm bi kịch Hi Lạp cổ đại

Bi kịch là một phần quan trọng của nền nghệ thuật cổ Hi Lạp. Tinh thần dân chủ, tự do của thời đại, những đổi mới của nhà nước dân chủ chủ nô đã gợi mở cho con người, trong đó có người phụ nữ có một cái nhìn mới đối với thực tại và đối với chính bản thân mình. Những tư tưởng về thân phận người phụ nữ trong các vở bi kịch của các tác gia vĩ đại thời Hi Lạp cổ đại là bài học vô giá về cuộc đấu tranh cho lẽ phải và đạo lí cho đến tận ngày hôm nay. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014 Vol. 59 No. 6BC pp. 53-59 This paper is available online at http VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM BI KỊCH HI LẠP CỔ ĐẠI Phạm Minh Ái Khoa Triết học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bi kịch là một phần quan trọng của nền nghệ thuật cổ Hi Lạp. Tinh thần dân chủ tự do của thời đại những đổi mới của nhà nước dân chủ chủ nô đã gợi mở cho con người trong đó có người phụ nữ có một cái nhìn mới đối với thực tại và đối với chính bản thân mình. Những tư tưởng về thân phận người phụ nữ trong các vở bi kịch của các tác gia vĩ đại thời Hi Lạp cổ đại là bài học vô giá về cuộc đấu tranh cho lẽ phải và đạo lí cho đến tận ngày hôm nay. Từ khóa Cái bi bi kịch Hi Lạp cổ đại thân phận phụ nữ Etsilơ Ơripit quyền bình đẳng nữ quyền. 1. Mở đầu Trong lịch sử phát triển của các xã hội có giai cấp điểm khởi đầu cho những bất bình đẳng nam - nữ cũng đồng thời là khởi đầu cho những sự phản kháng. Ngay từ thời cổ đại Hi Lạp những tư tưởng manh nha về thân phận người phụ nữ đã được các tác giả sáng tác bi kịch phản ánh với một sắc thái riêng trong buổi đầu của chế độ phụ quyền và xứng đáng được đánh giá một cách trân trọng. Ở Việt Nam các tác phẩm bi kịch Hi Lạp cổ đại đã được dịch ra và giới thiệu bởi một số dịch giả như Phan Thị Miến Hoàng Hữu Đản 2 . Sự hấp dẫn của bi kịch Hi Lạp cổ đại đã thu hút được không ít tác giả đi sâu vào nghiên cứu để tìm hiểu những nét đẹp riêng của nó chủ yếu dưới góc độ văn học. Quyền sống con người trong bi kịch cổ đại Hi Lạp của tác giả Nguyễn Thị Hoàng là một công trình nghiên cứu có giá trị đi vào phân tích một số vấn đề cơ bản của thời Hi Lạp cổ qua bi kịch như vấn đề chiến tranh tự do dân chủ số mệnh trong đó có vấn đề số phận và quyền sống của người phụ nữ 5 . Bài viết Bi kịch của lỗi lầm và tội ác của Tất Thắng trên tạp chí Nghiên cứu văn học đã phân tích khía cạnh diễn biến tâm lí nhân vật những thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật bi kịch 7 . Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong Bàn thêm về bi kịch

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.