Imanuen Kant - người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức. Ông không chỉ được biết đến với tư cách là một nhà triết học mà còn được nhân loại nhắc đến với tư cách là một nhà mĩ học có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học này. Mĩ học của là một trong những nguồn gốc lí luận trực tiếp quan trọng nhất của mĩ học Mác - Lê nin. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014 Vol. 59 No. 6BC pp. 45-52 This paper is available online at http IMANUEN KANT BÀN VỀ CÁI CAO CẢ Tiêu Thị Mỹ Hồng Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Imanuen Kant - người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức. Ông không chỉ được biết đến với tư cách là một nhà triết học mà còn được nhân loại nhắc đến với tư cách là một nhà mĩ học có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học này. Mĩ học của là một trong những nguồn gốc lí luận trực tiếp quan trọng nhất của mĩ học Mác - Lê nin. Trong Phê phán năng lực phán đoán ông đã bàn đến rất nhiều vấn đề trong đó có đi sâu nghiên cứu phạm trù cái Cao cả. Trên cơ sở của triết học duy tâm chủ quan ông coi cái Cao cả là biểu tượng của chủ thể do chủ thể thẩm mĩ phán đoán và suy xét nó ứng vào khách thể chứ không phải bản thân khách thể. Phân tích cái Cao cả Kant chia chúng thành hai loại Cao cả về số lượng và cao cả về uy lực. Cảm xúc về cái Cao cả và mối quan hệ giữa cái Cao cả và cái Đẹp cũng được bàn đến một cách rất cụ thể. Từ khóa Imanuen Kant mĩ học phê phán năng lực phán đoán cái Cao cả. 1. Mở đầu Imanuen Kant 1724 - 1804 là nhà triết học mĩ học người Đức có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tư tưởng triết học mĩ học nhân loại thế kỉ XVIII. Mĩ học của ông mang tính nhân văn sâu sắc nó hướng tới việc giải phóng con người cá nhân và tự do lí trí. Trong Phê phán năng lực phán đoán Kant bàn đến nhiều vấn đề trong đó đi sâu vào giải quyết hai phạm trù mĩ học cơ bản đó là cái Đẹp và cái Cao cả. Ở công trình này đặt vấn đề không có khoa học về cái Đẹp chỉ có phán đoán về cái Đẹp mà thôi. Ông từ chối việc dùng tư duy lí tính để vạch ra quy luật của cái Đẹp. Tư tưởng cốt lõi này trực tiếp chi phối quan niệm của về cái Cao cả vấn đề được bàn trong Quyển II với tiêu đề Phân tích pháp về cái Cao cả . Khi bàn về phạm trù này đã khắc phục và bù đắp sự thiếu hụt về đối tượng cao cả mà nhà mĩ học kinh .