Bài viết này đi sâu vào những cách tân nghệ thuật trong tổ chức trần thuật của tác phẩm (người trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, nhịp điệu và ngôn ngữ trần thuật) nhằm làm sáng tỏ một trong những thành công nhất của tác phẩm là đã “tạc” được chân dung tinh thần con người Trung Quốc thời hậu cách mạng văn hoá. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2014 Vol. 59 No. 10 pp. 90-97 This paper is available online at http NHỮNG CÁCH TÂN TRONG TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TẮM CỦA THIẾT NGƯNG Trần Văn Trọng và Nguyễn Thị Hiền Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt. Những người đàn bà tắm là một trong những cuốn tiểu thuyết gây được tiếng vang trong đời sống văn học đương đại Trung Quốc được các nhà phê bình nghiên cứu đánh giá cao đặc biệt ở khả năng tổ chức trần thuật. Bài viết này đi sâu vào những cách tân nghệ thuật trong tổ chức trần thuật của tác phẩm người trần thuật điểm nhìn giọng điệu trần thuật nhịp điệu và ngôn ngữ trần thuật nhằm làm sáng tỏ một trong những thành công nhất của tác phẩm là đã tạc được chân dung tinh thần con người Trung Quốc thời hậu cách mạng văn hoá. Từ khóa Cách tân trần thuật Những người đàn bà tắm giọng điệu điểm nhìn. 1. Mở đầu Những người đàn bà tắm của nhà văn nữ Thiết Ngưng là cuốn tiểu thuyết của những cuộc đối thoại văn hoá - một cuộc đối thoại giữa cổ điển và hiện đại nơi những xung đột giữa lí trí và tình cảm bản năng được tác giả đẩy lên bình diện văn hoá và chân dung tinh thần con người Trung Quốc hậu cách mạng văn hoá được miêu tả một cách chân thực đến từng chi tiết cụ thể đến nghiệt ngã Vương Trí Nhàn Tiểu thuyết này còn là một sự cách tân sáng tạo tránh được lối mòn của những cuốn tiểu thuyết cùng thời viết về cách mạng văn hoá. Đặc biệt trong cách kể chuyện và miêu tả xung đột nội tâm khiến người đọc phải rùng mình và cách xây dựng nhân vật và những khắc khoải của họ khiến độc giả không thể gấp lại cuốn sách giữa chừng 1 . Từ góc độ trần thuật học - một phương diện quan trọng trong cấu trúc tự sự của văn bản nghệ thuật bài viết tiếp tục đi sâu vào khả năng kiến tạo chân dung tinh thần con người hậu cách mạng văn hoá của tác giả qua tổ chức trẩn thuật với điểm nhìn giọng điệu nhịp điệu và ngôn ngữ của hình tượng người trần thuật hàm ẩn. 2. Nội dung nghiên cứu . Người trần thuật hàm