Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm khuyến nghị hệ thống các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực quản lý đơn hàng tại các doanh nghiệp may Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp may và ngành may Việt Nam trong thực hiện xu hướng chuyển đổi phương thức sản xuất CMT, FOB sang ODM. | 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngành may là ngành công nghiệp quan trọng của ngành dệt may Việt Nam và của nền kinh tế Việt Nam. Trong nhiều năm qua ngành may Việt Nam đã có những bước tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước. Năm 2018 là năm đầu tiên Việt Nam vươn lên nằm trong nhóm 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới. Tuy nhiên ngành may Việt Nam hiện vẫn đang tham gia vào chuỗi giá trị may mặc toàn cầu chủ yếu ở công đoạn sản xuất gia công CMT theo thống kê tỷ trọng các phương thức sản xuất CMT 65 FOB 25 ODM 9 và OBM 1 . CMT là công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị với CMT 1 -2 OEM FOB 4 -10 ODM 25-30 OBM 100 chuỗi giá trị . Để tạo giá trị gia tăng cao hơn ngành đang dịch chuyển từ phương thức sản xuất CMT sang FOB hướng tới ODM. Tuy nhiên một trong các nguyên nhân khiến ngành may khó triển khai phương thức sản xuất ODM là do thiếu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của phương thức sản xuất ODM. Nghiên cứu của ngành đã chứng minh một trong số nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ phương thức sản xuất CMT FOB sang ODM đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của các doanh nghiệp may trong hội nhập là nguồn nhân lực quản lý đơn hàng NNL QLĐH . Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam i NNL QLĐH có năng lực tương đối tốt để đáp ứng với phương thức sản xuất CMT FOB nhưng lại bị động khi chuyển đổi sang phương thức sản xuất ODM ii NNL QLĐH cần được đào tạo liên ngành nhưng tại Việt Nam chưa có nhiều trường đào tạo NNL QLĐH. Do đó tại các doanh nghiệp may NNL QLĐH hiện nay được tuyển dụng chủ yếu tốt nghiệp đơn ngành khi công tác để đảm nhiệm được vị trí quản lý đơn hàng tại doanh nghiệp NNL QLĐH được doanh nghiệp đào tạo bồi dưỡng thêm. Việc đào tạo bồi dưỡng như trên rất thiếu hệ thống và không đáp ứng được nhu cầu quản lý các đơn hàng ngành may khi sản xuất theo phương thức ODM iii Mặt khác so với các nước trên thế giới như Trung Quốc Ấn Độ Hàn Quốc đây là những nước có chuỗi 2