Phân chia các loại giọng điệu như trên, chúng tôi muốn đi sâu vào làm nổi bật những đặc sắc giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa. Trên thực tế, trong thế giới nghệ thuật của Huynh đệ, các kiểu giọng điệu luôn kết hợp với nhau, cái này làm cơ sở cho cái kia chứ không tồn tại ở trạng thái biệt lập riêng rẽ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science. 2010 Vol. 55 No. 7 pp. 38-46 GIỌNG ĐIỆU TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT HUYNH ĐỆ CỦA DƯ HOA Nguyễn Thị Hưởng Trường Đại học Hà Nội 1. Đặt vấn đề Dư Hoa là một trong những cây bút quan trọng của nền văn học Trung Quốc đương đại. Ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà tác phẩm của ông còn được đón đọc rất nồng nhiệt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dư Hoa sinh ngày 03 04 1960 tại Sơn Đông sau cùng cha mẹ chuyển tới huyện Hải Diêm - tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc. Ông bắt đầu sáng tác từ 1983 đến nay đã xuất bản 4 tiểu thuyết 6 tập truyện vừa và ngắn 3 tập tuỳ bút. Tác phẩm của Dư Hoa được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản tại nhiều nước như Mỹ Pháp Đức Italia Hà Lan Thụy Điển Hy Lạp Na Uy Nga Nhật Bản Hàn Quốc Ấn Độ và Việt Nam. Tác phẩm chính có Sống Chuyện Hứa Tam Quan bán máu Huynh đệ Hò hét trong mưa bụi Tình yêu cổ điển Tôi không có tên. Trong đó các tác phẩm Sống Chuyện Hứa Tam Quan bán máu tập truyện Tình yêu cổ điển và tiểu thuyết Huynh đệ được dịch giả Vũ Công Hoan chuyển ngữ sang tiếng Việt và an Nhân dân xuất bản được độc giả đón nhận khá nồng nhiệt 1 . Tuy nhiên hiện ở Việt Nam chưa có một công trình nào dành sự quan tâm thoả đáng cho Huynh đệ. Bài viết của chúng tôi bàn về một phương diện trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết này là giọng điệu tự sự. 2. Nội dung nghiêu cứu . Giọng điệu lạnh lùng từng trải Lối kể chuyện khách quan lạnh lùng của Dư Hoa trong tiểu thuyết Huynh đệ thể hiện ở ngay cách gọi tên nhân vật trong tác phẩm. Ông như người đứng tách biệt ra trước cuộc sống không tỏ ra mảy may động lòng khi nhắc đến nhân vật dù đó là một người tốt một người có số phận đáng thương hoặc một người tráo trở một kẻ đầu cơ độc ác hay một người nhà quê nghèo khó từ nhân vật chính đến các nhân vật phụ từ người có tên đến người không tên đều được gọi bằng một giọng điệu không tỏ ra yêu quý cũng không căm ghét không bênh vực cũng không lên án. Ví như nhân vật Lý Trọc được gọi là Lý Quang Đầu chú bé nghèo khó