Sáng tác kinh điển của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa dưới góc nhìn thuyết tái sáng tạo xã hội

Bài viết này vận dụng lý thuyết “tái sáng tạo xã hội” để khảo cứu về kinh sách của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Những sáng tác kinh sách nội bộ là một trong những tiêu chí quan trọng khẳng định năng lực lan truyền của tôn giáo dân gian và khả năng phát triển lớn mạnh của nó. | 42 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2018 CHUNG YUN-YING SÁNG TÁC KINH ĐIỂN CỦA ĐẠO TỨ ÂN HIẾU NGHĨA DƯỚI GÓC NHÌN THUYẾT TÁI SÁNG TẠO XÃ HỘI Tóm tắt Bài viết này vận dụng lý thuyết tái sáng tạo xã hội để khảo cứu về kinh sách của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Những sáng tác kinh sách nội bộ là một trong những tiêu chí quan trọng khẳng định năng lực lan truyền của tôn giáo dân gian và khả năng phát triển lớn mạnh của nó. Bài viết cũng tham chiếu các đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đạo Cao Đài đạo Dừa để chứng minh năng lực sáng tạo lại kinh sách nội bộ của các tôn giáo dân gian - điều có liên quan mật thiết đến sự hưng suy tồn vong của các tôn giáo. Từ khóa Tái sáng tạo xã hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa Kinh điển Phật giáo Ngô Lợi Nguyễn Hội Chân. 1. Sáng tác kinh điển của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do ông Ngô Lợi 1831-1890 sáng lập năm 1870 tương ứng với chữ Kỳ trong phả hệ truyền giáo của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Tứ Ân Hiếu Nghĩa vẫn bảo lưu truyền thống sáng tác và sao chép kinh điển bằng chữ Hán sách vở lưu truyền nội bộ đều dùng chữ Hán để viết. Theo sưu tầm của chúng tôi hệ thống kinh điển sao chép của tôn giáo này có thể chia làm 3 loại lớn 1 Kinh điển tự sáng tác của ông Ngô Lợi và ông Nguyễn Hội Chân Chơn . Loại này có thể chia làm 2 loại nhỏ hơn loại thứ nhất là kinh điển chỉ có 24 ông gánh chủ quản mới được lưu giữ như các văn sớ nghi thức cúng được tập hợp trong các quyển Công văn hay Cung văn Cúng văn các ghi chép giáo lý thủ ấn mật luyện và 3 quyển GS. Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Yuan-Ze Đài Loan. Email yun-ying@ Ngày nhận bài 01 11 2018 Ngày biên tập 14 11 2018 Ngày duyệt đăng 22 11 2018. Chung Yun-ying. Sáng tác kinh điển của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa 43 Ngọc lịch đồ thơ tập chú viết về mô hình và phương hướng kiến trúc chùa miếu. Tất cả đều là kinh điển bí truyền nội bộ loại thứ hai cung cấp cho tín đồ chép tay tụng đọc trong thời cúng hằng ngày như Hiếu Nghĩa Kinh Linh Sơn Hội Thượng Kinh Phật Thuyết Thiên Địa Kinh Ngũ Nhạc Chân Kinh Ngũ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.