Nghiên cứu này trình bày việc sử dụng thiết kế tối ưu đa yếu tố theo Plackett - Burman nhằm sàng lọc các yếu tố ảnh hưởng [3, 4] tới khả năng sinh tổng hợp Rha bởi A. niger ĐH51. Sau bước sàng lọc ban đầu, phương pháp đáp ứng bề mặt theo mô hình Box - Behnken được thực hiện để xác định giá trị tối ưu. | Nghiên cứu khoa học công nghệ TỐI ƯU THÔNG SỐ LÊN MEN SINH TỔNG HỢP α-L-RHAMNOSIDASE BỞI Aspergillus niger ĐH51 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG BỀ MẶT ĐINH THỊ THU TRANG 1 NGUYỄN THU HOÀI 1 ĐỖ TẤT THỊNH 1 LÊ THỊ HUỆ 1 VŨ THỊ HẠNH NGUYÊN 2 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Enzyme α-L-rhamnosidase EC Rha xúc tác phân cắt đặc hiệu đầu α-L-rhamnose của nhiều hợp chất tự nhiên như naringin rutin quercitrin hesperidin và các glycoside khác chứa α-L-rhamnose 1 . Rha được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp thực phẩm. Trong số các loại nấm Aspergillus niger được coi là nguồn vi sinh vật tiềm năng cho quá trình sinh tổng hợp enzyme Rha không chỉ bởi khả năng sinh enzyme cao mà còn do được liệt kê trong danh mục vi sinh vật an toàn cho thực phẩm và dược phẩm 2 . Quá trình lên men chìm sản xuất Rha ngoại bào bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thành phần môi trường nồng độ các chất cảm ứng pH ban đầu ion kim loại thời gian và nhiệt độ lên men. Vì vậy để quá trình lên men được hiệu quả và ổn định việc tối ưu hóa các điều kiện là cần thiết. Phương pháp tối ưu hóa truyền thống thực hiện với từng yếu tố tuy đơn giản dễ thực hiện nhưng tốn kém chi phí và thời gian do đòi hỏi bộ dữ liệu thử nghiệm lớn. Ngoài ra do khảo sát đơn lẻ không phản ánh tương tác giữa các yếu tố phương pháp tối ưu truyền thống thường có sự sai lệch lớn giữa thực nghiệm và mô hình. Để khắc phục nhược điểm của phương pháp tối ưu truyền thống trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thiết kế tối ưu đa yếu tố theo Plackett - Burman nhằm sàng lọc các yếu tố ảnh hưởng 3 4 tới khả năng sinh tổng hợp Rha bới A. niger ĐH51. Sau bước sàng lọc ban đầu phương pháp đáp ứng bề mặt theo mô hình Box - Behnken được thực hiện để xác định giá trị tối ưu. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chủng vi sinh vật và môi trường nuôi cấy Chủng A. niger ĐH51 sử dụng trong nghiên cứu được tiếp nhận từ bộ sưu tập của Phân viện Công nghệ sinh học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga ở dạng ống đông khô. Sau khi hoạt hóa trên môi .