Như vậy, có thể nói, nằm sâu bên trong diễn ngôn về xứ thuộc địa trong Người tình của Duras là diễn ngôn hậu thuộc địa đầy tính nước đôi về mối quan hệ giữa thực dân và thuộc địa, và hơn hết, là một diễn ngôn về giới nhằm khẳng định quyền bình đẳng của người phụ nữ. Chính ở Đông Dương, chính ở nơi mà uy quyền thực dân và uy quyền gia trưởng hợp sức để trở thành một thế lực ghê gớm nhất, chính ở nơi mà con người, đặc biệt là người phụ nữ bị cấm đoán, phong toả nhất, thì sự kháng cự, sự giải phóng lại diễn ra quyết liệt nhất. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science. 2010 Vol. 55 N . 5 pp. 23-32 DIỄN NGÔN VỀ XỨ THUỘC ĐỊA TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI TÌNH CỦA MARGUERITE DURAS Nguyễn Thị Ngọc Minh Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Chủ nghĩa thực dân đã cáo chung vào những năm 50 của thế kỉ XX nhưng dấu ấn sâu đậm của nó vẫn không thể xoá bỏ trong nền văn học và văn hoá ở các quốc gia thuộc địa và thậm chí trong nền văn học của cả các nước vốn là đế quốc thực dân. Người tình của Duras cũng như một loạt các tác phẩm mang màu sắc tự truyện khác của bà Người tình Hoa Bắc Đập chắn Thái Bình Dương là một trong những tác phẩm cho thấy sự xuất hiện của một kẻ khác trong kinh nghiệm của một nhà văn nước thực dân. Xứ thuộc địa đã trở thành một ám ảnh trong các tác phẩm của Duras - một nữ văn sĩ đã từng trải qua những năm tháng tuổi thơ khốn khó và dị thường ở mảnh đất Nam Kì thuộc Pháp trong những năm 1920-1930. Chính Duras đã từng thừa nhận Tôi không thể giải thích được rõ rệt tại sao chỉ cảm thấy nơi chốn chào đời ấy. . . càng về cuối đời càng trở thành một hiện tại sáng rỡ trong tôi như đó là bản mệnh tôi như chính phần đời xa thẳm ấy tạo ra tất cả những phần đời của tôi sau nó Marguerite Duras trả lời tuần báo Pháp Le Nouvel Observateur . 2. Nội dung nghiên cứu Người tình của Duras tái hiện bối cảnh Nam Kì trong những năm 1920 - 1930 thời thuộc Pháp. Trước và trong khoảng thời gian này có thể nói Đông Dương đã trở thành một mối quan tâm đặc biệt của những chính trị gia nhà hàng hải nhà truyền giáo nhà du hành nhà văn nhà sử học. Đông Dương đột nhiên bị tách khỏi dòng chảy lịch sử nội tại của nó hay được tô vẽ cho một lịch sử bằng ý đồ của người phương Tây và trở thành một đối tượng quan sát và nghiên cứu của người Pháp. Xứ thuộc địa không phải chỉ là một thực tại mà còn là một diễn ngôn. Trong những huyền thoại về Đông Dương có thể thấy nổi bật ba loại diễn ngôn diễn ngôn chính trị ồn ào khẳng định vị trí thượng đẳng của kẻ đi khai hoá văn minh diễn ngôn khoa học cắt đứt một cách lạnh lùng Đông Dương với