Bài viết tiến hành phân tích thực trạng về phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2019, từ đó đưa ra giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị của tỉnh Thái Nguyên. Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo bài viết. | TNU Journal of Science and Technology 225 15 135 - 143 PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Vũ Bạch Diệp Đinh Hồng Linh Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên ngày càng bị thu hẹp để nhường đất cho phát triển đô thị phát triển công nghiệp. Nguồn cung lương thực và thực phẩm nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu người dân tuy nhiên ô nhiễm môi trường có nguy cơ ngày càng cao. Phát triển nông nghiệp đô thị là hướng đi tất yếu tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm có chất lượng cao bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời tăng thu nhập cho người lao động. Nguồn số liệu thứ cấp được phân tích và tổng hợp bằng các phương pháp thống kê mô tả thống kê so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2019 đã có chiều hướng phát triển tốt giá trị sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng đạt 3 47 . Cơ cấu nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực . Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn về khoa học công nghệ quy hoạch. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp đô thị cho tỉnh trong thời gian tới. Từ khóa Phát triển nông nghiệp đô thị tỉnh Thái Nguyên kinh tế Ngày nhận bài 26 10 2020 Ngày hoàn thiện 16 12 2020 Ngày đăng 24 12 2020 URBAN AGRICUTURE DEVELOPMENT IN THAI NGUYEN PROVINCE Vu Bach Diep Dinh Hong Linh TNU - University of Economics and Bussiness Administration ABSTRACT In the past few years the agriculture land in Thai Nguyen province has been narrowed to give way to the urban development and industrial development. In additon to that food supply has met the needs of people the environmental quality is declining masively. Urban agriculture development is an inevitable direction that creates high-quality food safety products and protects the ecological environment while increasing income for workers. Secondary data sources are generalyzed and analyzed by descriptive statistical .