Đặc điểm di cư của trứng cá - cá con thuộc bộ cá Trích (Clupeifomes) tại hạ lưu sông Hồng

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về đặc điểm phân bố và di cư của trứng cá - cá con bộ cá Trích vùng hạ lưu sông Hồng, một trong những bộ cá có giá trị kinh tế và có vòng đời di cư sông biển điển hình. | Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐẶC ĐIỂM DI CƯ CỦA TRỨNG CÁ - CÁ CON THUỘC BỘ CÁ TRÍCH CLUPEIFOMES TẠI HẠ LƯU SÔNG HỒNG 1 2 PHẠM HỒNG PHƯƠNG NHEZDOLY . I. MỞ ĐẦU Trứng cá - cá con trôi dạt theo dòng chảy có thể gọi là sự di cư thụ động của cá 9 . Quá trình này có vai trò quan trọng trong việc tái định cư về mật độ và phân bố của các loài cá trên các lưu vực sông. Ở nước ngoài nghiên cứu di cư của trứng cá - cá con được tiến hành đối với cá Hồi - Salmonid anadromous. Tại Nga các nghiên cứu về di cư của nhiều loài cá đã được tiến hành điển hình là các nghiên cứu về sự di cư cá trên các sông Volga Ili và các hồ chứa 9 10 12 . Ở Việt Nam từ 2002 đến 2006 nhóm nghiên cứu thủy sinh thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã tiến hành các nghiên cứu sự di cư của trứng cá và cá con tại sông Cái Nha Trang 7 . Sông Hồng là một sông lớn có chiều dài km trong đó có 510 km nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Việc nghiên cứu đặc điểm phân bố của trứng cá - cá con vùng hạ lưu đặc biệt ở khu vực cửa sông nơi có tác động của dòng triều còn ít được thực hiện. Bộ cá Trích Clupeiformes thuộc lớp cá Vây tia Actinopterygii là một trong những bộ cá xương nguyên thủy sống trong môi trường nước biển và nước ngọt 8 . Nghiên cứu phân tích định loại mẫu vật và các kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy họ cá Trích di cư vào lưu vực sông Hồng để đẻ gồm 2 loài là cá Mòi cờ hoa Clupanodon thrissa 3 và cá Cháy - Tenualosa reevesii 3 5 . Tuy nhiên loài cá Cháy trong những năm gần đây hầu như không được bắt gặp mà chỉ thấy loài cá Mòi cờ hoa. Cá Mòi cờ hoa có tập tính di cư từ biển vào các sông lớn để sinh sản đẻ trứng trôi nổi theo dòng chảy. Cá Mòi có sức sinh sản cao mỗi cá thể cho 2 - 5 vạn trứng một mùa. Thời vụ cá đẻ từ cuối tháng 3 đến tháng 5 rộ nhất vào trung tuần tháng 4. Cá Mòi đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam 1992 2001 2007 và danh sách các loài cần bảo vệ của ngành Thủy sản từ năm 1996 1 . Đây là loài cá có giá trị thực phẩm thịt ngon sản lượng khai thác ở hạ lưu các sông khá cao ước tính .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.