Bài giảng Rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ: Biến đổi sinh lý và bệnh lý của chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ

Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: Trình bày phân loại đái tháo đường, trình bày biến đổi chuyển hóa carbohydrate trong giai đoạn đầu thai kỳ, trình bày biển đổi chuyển hóa carbohydrate trong giai đoạn sau thai kỳ. | Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-6 Rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ Bài giảng trực tuyến Biến đổi sinh lý và bệnh lý của biến dưỡng carbohydrate trong thai kỳ Bài Team-Based Learning 4-6 Rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ Biến đổi sinh lý và bệnh lý của chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ. Ngô Thị Kim Phụng 1 Trương Ngọc Diễm Trinh 2 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong sinh viên có khả năng 1. Trình bày phân loại đái tháo đường 2. Trình bày biến đổi chuyển hóa carbohydrate trong giai đoạn đầu thai kỳ 3. Trình bày biển đổi chuyển hóa carbohydrate trong giai đoạn sau thai kỳ THAI KỲ CÓ BẢN CHẤT NHƯ MỘT TÁC NHÂN SINH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Insulin là một hormone có vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate bị biến đổi mạnh trong thai kỳ. Insulin là một hormone polypeptide với 51 amino acid gồm 2 chuỗi A và B gắn kết với nhau bằng cầu nối disulfide. Insulin được tiết ra từ tế bào β của đảo tụy. Thụ thể của insulin là một glycoprotein xuyên màng với khoảng 300000 phân tử. Insulin giữ nhiều vai trò về chyển hóa như tăng tích trữ glucose các acid béo amino acid ion K ở tế bào. Bình thường insulin đóng một vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết giúp đưa glucose vào trong tế bào. Insulin thúc đẩy việc giải phóng lipase từ tế bào nội mạch giúp ly giải các triglycerides trong máu thành các acid béo tự do sau đó giúp đưa các acid béo tự do này đến các tế bào mỡ. Trong thai kỳ nói đến insulin gần như đồng nghĩa với nói đến chuyển hóa carbohydrate. Vai trò chủ đạo của insulin trong đái tháo đường thai kỳ là ở chuyển hóa glucose và lipid. Trong giai đoạn đầu thai kỳ có hiện tượng tăng sinh tế bào β đảo tụy và tăng tiết insulin. Từ lúc bắt đầu thai kỳ cho đến 22 tuần tuổi thai nồng độ estrogen và progesterone tăng cao gây tăng sinh tế bào β đảo tụy dẫn đến tăng tiết insulin. Tăng tiết insulin dẫn đến tăng dự trữ glucose trong gan giảm thủy giải glycogen thành glucose tăng sử dụng glucose ngoại biên gây giảm đường huyết lúc đói. .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.