Bài viết này chia sẻ thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng Sông Cửu Long thời gian qua và đề xuất giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong vùng một cách bền vững. | KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Hồng Gấm Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ Tóm tắt Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL thời gian qua đã có nhiều khởi sắc trong phong trào khởi nghiệp start-up . Nhiều địa phương trong vùng đã bước đầu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và tạo thuận lợi cho các cá nhân nhóm hay doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp startups với công nghệ mới ra đời gặt hái được thành công và ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu. Tuy nhiên thực tế cho thấy nếu so với mặt bằng chung của cả nước trong những năm gần đây thì còn rất khiêm tốn và cách xa kỳ vọng các startups phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách do các trở lực cả từ phía khách quan lẫn chủ quan. Trong bài viết này tác giả mong muốn chia sẻ thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo KNĐMST ĐBSCL thời gian qua và đề xuất giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển KNĐMST trong vùng một cách bền vững. Từ khóa Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khởi nghiệp ĐBSCL 1. Đặt vấn đề Phong trào khởi nghiệp đã xuất hiện ở ĐBSCL từ rất sớm. Bắt đầu với Dự án Hỗ trợ phát triển của Đan Mạch D NID được triển khai từ năm 1999. Tiếp sau đó làn sóng khởi nghiệp tại ĐBSCL đã không ngừng phát triển và từng bước nâng dần cả về số lượng lẫn chất lượng. Đóng góp nỗi bật nhất có thể kể đến là Chương trình hởi sự doanh nghiệp Tăng cường khả năng kinh doanh Start and Improve Your Business SIYB do VCCI phối hợp cùng Tổ chức Lao động Quốc tế IL khởi xướng được triển khai tại 43 tỉnh thành trên cả nước trong đó có 13 địa phương thuộc vùng ĐBSCL. Là khu vực kinh tế nông nghiệp trọng điểm của quốc gia hàng năm ĐBSCL đã đóng góp 18 GDP 56 sản lượng lúa 40 sản lượng thủy sản. Trong đó có 90 sản lượng gạo và 60 sản lượng thủy sản xuất khẩu hàng năm cho cả nước. Với tiềm năng lợi thế to lớn như vậy ĐBSCL chính là mảnh đất màu mở cho khởi nghiệp ươm mầm và phát triển. Trên cơ sở xác định được việc thúc đẩy