Luận án phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long; phân tích làm rõ thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay, nêu lên những xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm định hướng tích cực cho sự biến đổi đó. | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số 62 22 03 08 HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học . Dương Xuân Ngọc Phản biện 1 . . Phản biện 2 . . Phản biện 3 . . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi. giờ. ngày. tháng. năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cơ cấu xã hội CCXH cùng với phương thức sản xuất cơ cấu kinh tế của xã hội cấu thành cơ sở hiện thực xã hội nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định Trong mỗi thời đại lịch sử phương thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi cùng với cơ cấu xã hội do phương thức đó quyết định đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời đại và lịch sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại cái cơ sở mà chỉ có xuất phát từ đó mới cắt nghĩa được lịch sử đó . Cơ cấu xã hội luôn có sự biến đổi tùy thuộc vào sự biến đổi của sản xuất kinh tế và đời sống. Sự biến đổi của CCXH lại tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi phát triển của sản xuất kinh tế và của xã hội nói chung trong đó có cả các tác động tích cực và tiêu cực. Có thể nói nghiên cứu về CCXH và sự biến đổi CCXH là vấn đề lý luận cấp thiết đang được đặt ra. Ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa XHCN đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa CNH HĐH và hội nhập quốc tế CCXH có sự biến đổi to lớn và sâu sắc tạo ra những tác động và hệ quả xã hội. Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước nhất là kinh tế nông nghiệp trong đó nông dân là lực lượng lao động đông đảo và chủ yếu chủ thể chính của .