"Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Bahnar" tìm hiểu môn học; quan điểm biên soạn chương trình; yêu cầu cần đạt; nội dung giáo dục; định hướng về đánh giá kết quả giáo dục; giải thích hướng dẫn môn học Tiếng Bahnar. | DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG BAHNAR HÀ NỘI 2020 1 MỤC LỤC I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC . 3 II. QUAN ĐIỂM BIÊN SOẠN CHƯƠNG TRÌNH . 4 III. MỤC TIÊU . 4 IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 6 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC . 13 VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC . 38 VII. ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC . 43 VIII. GIẢI THÍCH HƯỚNG DẪN . 45 IX. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH . 47 2 I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Tiếng Bahnar là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ được học từ tiểu học đến trung học phổ thông theo Kế hoạch giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể 2018 . Chương trình môn Tiếng Bahnar được xây dựng theo hai bậc bậc A và B trong đó bậc A chia ra trình độ A1 và A2 bậc B chỉ có 01 trình độ trình độ B . Ba trình độ này được ứng với 03 cấp học. Tiếng Bahnar là môn học tự chọn giúp học sinh có phương tiện giao tiếp đặc biệt là ngôn ngữ viết góp phần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ văn hóa của dân tộc mình. Môn Tiếng Bahnar được thiết kế phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và tâm sinh lí của học sinh người dân tộc Bahnar. Môn Tiếng Bahnar khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phổ thông là người Bahnar và người các dân tộc khác có nguyện vọng nhu cầu được học và hoàn thành chương trình. Thông qua các văn bản bằng tiếng Bahnar bằng hoạt động nghe nói đọc viết môn Tiếng Bahnar giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất cần thiết cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả để học suốt đời. Nội dung chính của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản thiết yếu về tiếng Bahnar các nét văn hóa của dân tộc Bahnar đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học được phân chia theo hai bậc Ở bậc A chương trình được thiết kế theo các