Bài giảng "Vật lý đại cương 1 - Chương 6: Nguyên lý I của nhiệt động lực học" cung cấp cho người học một số khái niệm về công và nhiệt, hệ nhiệt động, nguyên lý I của nhiệt động lực học, khảo sát các quá trình cân bằng của khí lý tưởng. | CHƯƠNG 6. NGUYÊN LÝ I CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Giảng viên Nguyễn Đức Cường Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN Email cuonghd93@ Ngày 21 tháng 5 năm 2020 Giảng viên Nguyễn Đức Cường VNU-UET CHƯƠNG 6. NGUYÊN LÝ I CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Ngày 21 tháng 5 năm 2020 1 36 NỘI DUNG 1 CÁC KHÁI NIỆM 2 NGUYÊN LÝ I CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 3 KHẢO SÁT CÁC QUÁ TRÌNH CÂN BẰNG CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG Giảng viên Nguyễn Đức Cường VNU-UET CHƯƠNG 6. NGUYÊN LÝ I CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Ngày 21 tháng 5 năm 2020 2 36 . Các khái niệm . Hệ nhiệt động Mọi tập hợp các vật được xác định bởi các thông số vĩ mô p V T độc lập đối với nhau được gọi là hệ nhiệt động. Các vật nằm ngoài hệ gọi là môi trường. Hệ cô lập là hệ hoàn toàn không có tương tác và trao đổi năng lượng với môi trường. Có hai dạng trao đổi năng lượng giữa hệ và môi trường là công và nhiệt. Từ đó chia làm hai dạng hệ cô lập Hệ là cô lập về phương diện nhiệt không có trao đổi nhiệt với môi trường ngoài. Hệ là cô lập về phương diện cơ học không có trao đổi công với môi trường ngoài. Giảng viên Nguyễn Đức Cường VNU-UET CHƯƠNG 6. NGUYÊN LÝ I CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Ngày 21 tháng 5 năm 2020 3 36 . Các khái niệm . Công và nhiệt Nhiệt Dạng năng lượng trao đổi trực tiếp giữa các phân tử chuyển động hỗn loạn của các vật tương tác xảy ra do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vật hoặc giữa vật với môi trường. Ví dụ Một vật lạnh tiếp xúc với một vật nóng các phân tử chuyển động nhanh của vật nóng sẽ va chạm với các phân tử chuyển động chậm hơn của vật lạnh và truyền cho chúng một phần động năng của mình. Quá trình này sẽ dừng lại khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau. Có sự phân biệt giữa nhiệt và nội năng tương tự như sự phân biệt giữa công và cơ năng. Không có khái niệm nhiệt của một hệ mà chỉ có khái niệm nhiệt được truyền từ vật này sang vật khác do sự chênh lệch về nhiệt độ. Đơn vị của nhiệt 1 calo cal là nhiệt cần cung cấp cho 1 g nước để nhiệt độ của nó tăng từ 14 5 C đến 15 5 C. Một đơn vị nhiệt Anh BTU là năng lượng cần cung cấp