Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Bài viết đánh giá tổng quan thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường Trung học cơ sở (THCS) nói chung và các trường THCS ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nói riêng, qua đó đưa ra những giải pháp để quản lý hiệu quả hoạt động này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42 2020 129 QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH Lê Thị Thu Hà Trường Trung học cơ sở Văn Hải Tóm tắt Tư vấn tâm lý học đường là một nhu cầu bức thiết trong xã hội. Đây là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi học sinh. Tư vấn tâm lý học đường cần sự kết hợp của cả nhà trường phụ huynh và học sinh để đạt kết quả tốt nhất. Bài viết đánh giá tổng quan thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường Trung học cơ sở THCS nói chung và các trường THCS ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình nói riêng qua đó đưa ra những giải pháp để quản lý hiệu quả hoạt động này. Từ khóa Tư vấn tâm lý tư vấn tâm lý học đường trung học cơ sở. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày Địa chỉ liên hệ tác giả Lê Thị Thu Hà Email thuhalegv@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt là công nghệ thông tin CNTT đã tác động đến nhiều mặt trong đời sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Như một quy luật khi xã hội càng phát triển thì các vấn đề tâm lý tình cảm cũng càng nảy sinh phong phú đa dạng và phức tạp hơn. Từ đó hoạt động tư vấn tâm lý xuất hiện và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội nhất là ở khu vực thành thị. Các lĩnh vực tư tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình đối tượng khác nhau trong đó tư vấn tâm lý trong trường học đang trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội cần được đáp ứng kịp thời. Hoạt động tư vấn tâm lý học đường HĐTVTLHĐ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi học sinh. Sự kỳ vọng quá cao của gia đình nhà trường tạo ra những áp lực rất lớn và gây ra căng thẳng cho học sinh trong cuộc sống trong học tập và trong quá trình phát triển của các em. Mặt khác sự hiểu biết của các em về chính bản thân mình về kiến thức kỹ năng ứng phó để đối diện với sức ép nói trên còn nhiều hạn chế. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hiện nay

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.