Luận văn đề xuất tiêu chuẩn sai số bình phương trung bình địa phương - tổng thể (GLOMSEC) của phương pháp tuyến tính hóa tương đương cho hệ nhiều bậc tự do phi tuyến chịu kích động ngẫu nhiên ồn trắng hoặc ồn màu. Đánh giá sai số của tiêu chuẩn thông qua việc so sánh các mô men đáp ứng bậc hai gần đúng với các giá trị chính xác hoặc thu được bằng các phương pháp tin cậy khác. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Cao Thắng NGHIÊN CỨU DAO ĐỘNG NGẪU NHIÊN PHI TUYẾN BẰNG TIÊU CHUẨN SAI SỐ BÌNH PHƯƠNG TRUNG BÌNH ĐỊA PHƯƠNG TỔNG THỂ Chuyên ngành Cơ kỹ thuật Mã số 9 52 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT Hà Nội 2019 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học TS. Lưu Xuân Hùng GS. TSKH. Nguyễn Đông Anh Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ . ngày tháng năm 2019. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Việc tính toán thiết kế dao động và điều khiển dao động có vai trò quan trọng nhằm duy trì hiệu năng hiệu quả cũng như tuổi thọ của các công trình máy móc. Hiện nay hệ nhiều bậc tự do được sử dụng trong hầu hết các hệ thống kỹ thuật. Như vậy cần thiết phải nghiên cứu phát triển phương pháp tuyến tính hóa tương đương TTHTĐ cho hệ nhiều bậc tự do chịu kích động ngẫu nhiên. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Áp dụng cách tiếp cận đối ngẫu để giải quyết việc xác định miền hữu hạn -r x r x trong tiêu chuẩn sai số bình phương trung bình địa phương LOMSEC . Qua đó đề xuất tiêu chuẩn sai số bình phương trung bình địa phương - tổng thể GLOMSEC của phương pháp tuyến tính hóa tương đương cho hệ nhiều bậc tự do phi tuyến chịu kích động ngẫu nhiên ồn trắng hoặc ồn màu. Đánh giá sai số của tiêu chuẩn thông qua việc so sánh các mô men đáp ứng bậc hai gần đúng với các giá trị chính xác hoặc thu được bằng các phương pháp tin cậy khác. 3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp giải tích phương pháp số mô phỏng Monte - Carlo. Phương pháp giải tích được sử dụng để xây dựng tiêu chuẩn sai số