"Bài giảng Kinh tế thương mại - Bài 1: Bản chất kinh tế của thương mại" với mục tiêu phân tích và làm rõ đối tượng, nội dung nghiên cứu và nhiệm vụ của học phần; cơ sở ra đời và đặc trưng của thương mại; các chức năng và nhiệm vụ thương mại; vai trò của thương mại đối với doanh nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân. | Bài 1 Bản chất kinh tế của thương mại BÀI 1 BẢN CHẤT KINH TẾ CỦA THƯƠNG MẠI Hướng dẫn học Để học tốt bài này sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau Học đúng lịch trình của môn học theo tuần làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu 1. Đặng Đình Đào . Hoàng Đức Thân Đồng chủ biên Giáo trình Kinh tế thương mại 2012 Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 2. Luật Thương mại năm 2005. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Mục thứ nhất của bài này phân tích và làm rõ đối tượng nội dung nghiên cứu và nhiệm vụ của học phần. Mục thứ hai đề cập cơ sở ra đời và đặc trưng của thương mại. Mục thứ ba nghiên cứu các chức năng và nhiệm vụ thương mại. Mục thứ tư làm rõ vai trò của thương mại đối với doanh nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu Mục tiêu lớn nhất của bài này là nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở hình thành và bản chất kinh tế của thương mại. 1 Bài 1 Bản chất kinh tế của thương mại Tình huống dẫn nhập Luật thương mại Tháng 8 2014 Tổng công ty HUD rao bán căn hộ thuộc tổ hợp New Skyline khu đô thị mới Văn Quán Hà Nội. Dự kiến quý I 2015 bàn giao nhà. 1. Hoạt động mua bán nêu trên có phải là hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 2005 hay không 2. Thương mại theo quy định của Luật Thương mại 2005 là hiểu theo nghĩa nào 2 Bài 1 Bản chất kinh tế của thương mại . Nhập môn kinh tế thương mại . Đối tượng và nội dung nghiên cứu của học phần Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế thương mại là các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán trong nước và quốc tế. Cụ thể nó nghiên cứu sự hình thành cơ chế vận động tính quy luật và xu hướng phát triển của hoạt động thương mại nói chung và chủ yếu là của Việt Nam. Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc tổ chức và quản lý các hoạt động thương mại của nước ta phục vụ cho sự nghiệp